Sự hiểu biết và chấp thuận của cộng đồng khi phóng thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia để kiểm soát bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại các tỉnh Tiền Giang và Bình Dương năm 2022

Các tác giả

  • Diệp Thanh Hải Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Thị Ngọc Uyên Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lương Chấn Quang Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lê Đăng Ngạn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang
  • Quách Hoàng Mỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương
  • Nguyễn Vũ Thượng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2020

Từ khóa:

Wolbachia, sự chấp thuận cộng đồng, bệnh sốt xuất huyết

Tóm tắt

 Nghiên cứu khảo sát sự hiểu biết và chấp thuận của cộng đồng về việc thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia để kiểm soát bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại Tiền Giang và Bình Dương. Wolbachia là vi khuẩn có khả năng làm giảm sự lây truyền của các vi rút nguy hiểm như Dengue, Zika, và Chikungunya. Khảo sát 2.162 người, chủ yếu từ 31 đến 70 tuổi và có trình độ học vấn khác nhau, kết quả có 98,3% người dân thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và 98,7% người dân thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đồng ý thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia để giảm lây lan bệnh. Có đến 80,8% số người dân được khảo sát tin phương pháp này sẽ giúp giảm sự lây lan bệnh SXHD và các bệnh do muỗi truyền khác. Tuy nhiên, hiểu biết chi tiết về muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia còn hạn chế và những người có trình độ học vấn cao hơn có kiến thức sâu hơn về tác dụng của phương pháp này. Nghiên cứu chỉ ra rằng với những hiểu biết và việc thả muỗi Wolbachia nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng. Đây là tiền đề quan trọng cho việc triển khai phương pháp này trong kiểm soát bệnh do muỗi truyền.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

05-01-2025

Cách trích dẫn

Hải, D. T., Uyên, P. T. N., Quang, L. C., Ngạn, L. Đăng, Mỹ, Q. H., & Thượng, N. V. (2025). Sự hiểu biết và chấp thuận của cộng đồng khi phóng thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia để kiểm soát bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại các tỉnh Tiền Giang và Bình Dương năm 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(7 Phụ bản), 140–150. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2020

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3