Một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp bệnh liên cầu lợn trên người tại khu vực phía Nam, năm 2013 – 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2015Từ khóa:
Streptococcus suis, khu vực phía NamTóm tắt
Mô tả hàng loạt ca bệnh liên cầu lợn trên người tại khu vực phía Nam (KVPN) giai đoạn 2013-2022 ghi nhận 317 ca mắc, có 18 ca tử vong tại 19/20 tỉnh, tỷ lệ tử vong 5,6%. Ca mắc tản phát, ghi nhận nhiều nhất ở thành phố Hồ Chí Minh (72 ca, 22,7% KVPN). Các tỉnh miền Tây Nam Bộ ghi nhận nhiều ca hơn miền Đông. Tỷ lệ mắc ở nam (75%) cao hơn nữ (25%); thể lâm sàng viêm màng não mủ chiếm ưu thế là 61%, sau đó là nhiễm trùng huyết và kết hợp cả hai thể. Ca bệnh đa số được phát hiện, điều trị ở bệnh viện tuyến cuối chiếm 89,5% KVPN. Ca bệnh chủ yếu ở nhóm tuổi 50-59 (33%), và nhóm 40-49 tuổi chiếm 28%, không có ca bệnh dưới 20 tuổi. Có 30% ca bệnh là nông dân chăn nuôi gia súc, 10,1% có vận chuyển, giết mổ lợn. Tỷ lệ người bệnh có tiếp xúc với lợn, thịt lợn, ăn uống sản phẩm chưa nấu chín từ thịt lợn trong hai tuần trước khi khởi bệnh là 68,8%và 84% ca bệnh điều trị khỏi trong 3 tuần. Tác nhân phát hiện được chủ yếu là Streptococcus suis 2, Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với lợn, thịt lợn ốm hay ăn thực phẩm từ lợn chưa được chế biến an toàn. Việc bệnh viện các tuyến công lập và ngoài công lập có thể giám sát phát hiện sớm ca bệnh có ý nghĩa quan trọng giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch, giảm gánh nặng bệnh do liên cầu lợn tại KVPN.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.