Thực trạng mắc một số bệnh không lây qua khai báo và tìm kiếm dịch vụ điều trị ở người dân khu vực phía Nam
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1413Từ khóa:
Tăng huyết áp/tim mạch, đái tháo đường, tự điều trị, khu vực phía NamTóm tắt
Nhằm đánh giá thực trạng mắc bệnh tăng huyết áp/tim mạch (THA/TM) và đái tháo đường (ĐTĐ) và các yếu tố liên quan đến việc tìm kiếm dịch vụ điều trị, một điều tra cắt ngang được thực hiện trên 7290 người dân ≥ 18 tuổi tại 9 tỉnh khu vực phía Nam năm 2018. Tỷ lệ mắc bệnh THA/TM và ĐTĐ (tự khai báo) lần lượt là 11,3% và 5,0%. Có 20,1% người dân tự mua thuốc ở nhà thuốc/tự điều trị khi mắc bệnh. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy việc tự mua thuốc điều trị có xu hướng cao hơn ở người Kinh (OR = 1,66; KTC 95%: 1,29 - 2,14), thu nhập ≤ 5 triệu VNĐ/tháng (OR = 1,29; KTC 95%: 1,13 - 1,49), sống ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)/Đông Nam Bộ so với cao nguyên (OR = 2,49; KTC 95%: 1,79 - 3,48 ở nhóm TPHCM; OR = 3,02; KTC 95%: 2,29 - 3,99 ở nhóm Đông Nam Bộ; OR = 2,38; KTC 95%: 1,80 - 3,15 ở nhóm ĐBSCL), thường hút thuốc lá (OR = 1,28; KTC 95%: 1,10 - 1,50), thường uống rượu bia (OR = 2,07; KTC 95%: 1,61 - 2,67); và thấp hơn ở nhóm làm nông (OR = 0,86; KTC 95% 0,74 - 0,99). Cần đẩy mạnh truyền thông để người dân thay đổi hành vi từ việc tự mua thuốc/điều trị sang khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế khi có vấn đề sức khỏe; chú trọng ở người thu nhập thấp, thường hút thuốc lá, uống rượu bia.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.