Đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh dại và bệnh nhân tử vong do dại tại Quảng Ninh, giai đọan 2014 - 2020
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1406Từ khóa:
Bệnh dại, vắc xin dại, huyết thanh kháng dại, điều trị dự phòng bệnh dại, bệnh dại tại Quảng NinhTóm tắt
Kết quả điều tra hồi cứu cho thấy, có 19.711 lượt người bệnh đến điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (ĐTDPSPN) bằng vắc xin dại và/hoặc huyết thanh kháng dại (HTKD) trong đó nam (56,8%) nhiều hơn nữ. Số người đi ĐTDPSPN cao nhất là nhóm tuổi 25 - 49 chiếm 36,4%. Số người bệnh đến ĐTDPSPN trong 10 ngày kể từ khi bị động vật cắn chiếm 96,5%; chó cắn người có biểu hiện ốm, chết chiếm 18,8%. Chó nuôi là nguồn gây tai nạn cho người nhiều nhất chiếm 93,8%. Vị trí vết thương của bệnh nhân ở chân chiếm phần lớn (55,5%), những vết cắn vào vùng nguy hiểm gần thần kinh trung ương chiếm 37,7%; có 7,8% bệnh nhân được chỉ định sử dụng HTKD. Có 06 trường hợp tử vong tại 4/14 huyện thị, nhiều nhất là huyện Tiên Yên chiếm 1/2 số ca tử vong. Ngành Y tế và ngành Chăn nuôi - Thú y cần phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng ngừa bệnh dại, thực hiện tốt Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2017 về tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dại; triển khai quyết định 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt ”Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022 – 2030” trên địa bàn toàn tỉnh.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.