Đặc điểm dịch tễ học bệnh bạch hầu khu vực Tây Nguyên năm 2020 và một số yếu tố liên quan
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1398Từ khóa:
Bệnh bạch hầu, Tây Nguyên, tỷ lệ tiêm chủngTóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về đặc điểm dịch tễ bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên năm 2020 và một số yếu tố liên quan thực hiện với 191 trường hợp bạch hầu xác định phòng thí nghiệm. Kết quả, 116 trường hợp (60,7%) xuất hiện trong cuối tháng 6 đầu tháng 7, các trường hợp còn lại rải rác cho đến tháng 11 năm 2020. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ khác nhau từng tỉnh nhưng tương đương trên quy mô khu vực. 93,7% trường hợp gặp ở người dân tộc thiểu số. Độ tuổi trên 18 tuổi chiếm 37,1%; 15,6% ở 15 - 18 tuổi; 34,7% ở 8 - 14 tuổi và 12,6% ở trẻ 0 - 7 tuổi. Triệu chứng thường gặp là đau họng (94,9%), giả mạc (88,2%), sốt (88,2%). Tỉ lệ biến chứng 4,2%; tỉ lệ tử vong 2,6%. Không tiêm hoặc tiêm không đầy đủ vắc xin khả năng mắc bệnh có triệu chứng cao gấp 2,3 lần nếu được tiêm vắc xin đầy đủ (p < 0,05). Chỉ 21,6% có tiền sử rõ ràng tiếp xúc với trường hợp bạch hầu dương tính; 92,8% trường hợp không có tiền sử ra xa khỏi địa bàn sinh sống. Dịch bạch hầu có thể do thiếu hụt miễn dịch ở một số cộng đồng dân cư nhất định trong một thời gian dài. Việc bổ sung sớm nhất có thể vắc xin cho vùng nguy cơ và giám sát tích cực trường hợp bạch hầu là rất cần thiết để khống chế dịch tại Tây Nguyên.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.