Thực trạng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em 18 - 30 tháng tuổi và một số yếu tố nguy cơ trước và trong khi sinh tại 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam, năm 2017

Các tác giả

  • Lê Thị Vui Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội
  • Dương Minh Đức Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/402

Từ khóa:

Rối loạn phổ tự kỷ, tiền sử gia đình, tiền sử thai sản, yếu tố trong sinh, Việt Nam

Tóm tắt

Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một rối loạn phát triển ở trẻ em, và có xu hướng gia tăng trên thế giới và tại Việt Nam. Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc RLPTK và mô tả một số yếu tố nguy cơ trước và trong khi sinh ở trẻ 18 – 30 tháng tuổi tại 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2017. Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng MCHAT 23 để sàng lọc nguy cơ RLPTK trên 17.277 trẻ 18 – 30 tháng tuổi tại 3 tỉnh thành miền Bắc. Sử dụng DSM-IV để chẩn đoán RLPTK ở toàn bộ trẻ có kết quả sàng lọc dương tính và khoảng 2% trẻ có kết quả sàng lọc âm tính với MCHAT 23. Tỷ lệ hiện mắc RLPTK ở trẻ 18 – 30 tháng tuổi tại địa bàn nghiên cứu là 0,75%. Tỷ lệ RLPTK có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở trẻ có người thân mắc rối loạn tâm thần hoặc khuyết tật bẩm sinh; mẹ từng sảy thai, thai chết lưu hoặc nạo hút thai trước khi sinh trẻ; trẻ đẻ có can thiệp sản khoa, sinh thiếu tháng, đẻ nhẹ cân và ngạt sau sinh. Nghiên cứu đề xuất cần theo dõi những trẻ có yếu tố trước sinh và trong khi sinh bất thường để sàng lọc và chẩn đoán RLPTK sớm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

31-08-2021

Cách trích dẫn

Vui, L. T. ., & Đức, D. M. . (2021). Thực trạng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em 18 - 30 tháng tuổi và một số yếu tố nguy cơ trước và trong khi sinh tại 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam, năm 2017. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(7), 82–89. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/402

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả