Thực trạng môi trường lao động của các cơ sở sản xuất tại Việt Nam trong 3 năm (2016-2018)
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/234Từ khóa:
Cơ sở lao động, quan trắc môi trường lao động, yếu tố có hạiTóm tắt
Quan trắc môi trường lao động (QTMTLĐ) là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở lao động phải thực hiện QTMTLĐ ít nhất 1 lần trong năm. Nhằm mô tả thực trạng môi trường lao động của các cơ sở lao động tại Việt Nam trong 3 năm (2016-2018), nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập và phân tích số liệu quan trắc tại cơ sở lao động thuộc 63 tỉnh/thành phố từ dữ liệu báo cáo hoạt động y tế lao động hằng năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm (2016-2018), trung bình mỗi năm có khoảng 20% đơn vị thực hiện lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động để nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc, 5.867 cơ sở lao động thực hiện quan trắc môi trường lao động với tổng số mẫu được quan trắc là 839.808 mẫu. Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép là 62.796 mẫu chiếm 7,5%. Tỷ lệ mẫu không đạt cao nhất năm 2016 (8,3%) và giảm vào 2 năm tiếp theo (6,4% và 7,9%). Tỷ lệ mẫu quan trắc yếu tố ánh sáng không đạt tiêu chuẩn cho phép cao nhất so với các yếu tố có hại khác được đánh giá.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.