Kiến thức, thực hành của giáo viên về phòng chống bệnh dại tại tỉnh Sơn La, 2019
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/159Từ khóa:
Bệnh dại, kiến thức, thực hành, giáo viênTóm tắt
Giáo duc trong trường học về phòng chống bệnh dại góp phần giảm thiểu nguy cơ tư vong do dại ở trẻ em, trong đó vai trò của giáo viên là yếu tố quan trọng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành nhằm mô tả kiến thức và thực hành phòng chống bệnh dại của 950 giáo viên trong toàn bộ các trường học tại tỉnh Sơn La năm 2019. Kết quả cho thấy 96% giáo viên đã từng nghe nói về bệnh dại, chủ yếu qua phương tiện thông tin đại chúng. Hầu hết giáo viên có kiến thức đúng về bệnh dại, nhưng số giáo viên phản ứng và xư trí đúng tại thời điểm và sau bị chó, mèo tấn công thấp. 85,8% biết cần tiêm vắc xin phòng dại cho động vật. Khoảng 60% biết và đã tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm. Còn khoảng 1% dùng y học cổ truyền để chữa bệnh dại sau khi bị chó, mèo cắn. Khoảng 60% các giáo viên nhận ra vai trò của giảng dạy học sinh cũng như truyền đạt cho mọi người xung quanh trong hoạt động phòng chống bệnh dại. Vì vậy, cần tăng cường kiến thức cho giáo viên để thực hiện hiệu quả truyền thông phòng chống bệnh dại trong trường học.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.