Đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng Escherichia coli mang gen độc lực và không mang gen độc lực phân lập từ người khoẻ mạnh tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Các tác giả

  • Khổng Thị Điệp Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Vũ Hồng Ngọc Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Hà Thị Hải Trường Đại học Y Dược Thái Bình
  • Nguyễn Nam Thắng Trường Đại học Y Dược Thái Bình

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1389

Từ khóa:

Escherichia coli, gen độc lực, kháng kháng sinh

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng 169 chủng Escherichia coli (E. coli) phân lập từ mẫu phân người khoẻ mạnh tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2016 nhằm mô tả đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng E. coli mang gen độc lực và không mang gen độc lực. Sự có mặt của các gen độc lực ở vi khuẩn E. coli được xác định bằng kỹ thuật multiplex PCR và độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn được thực hiện bằng kỹ thuật khoanh giấy khuếch tán theo hướng dẫn của CLSI. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ các chủng E. coli mang gen độc lực là 41,1%, trong đó phổ biến nhất là nhóm EAEC (20,7%) và nhóm EPEC (13%). Các chủng mang gen độc lực có tỷ lệ kháng cao với các kháng sinh ampicillin (100%), cefotaxime (95,7%), streptomycine (82,9%), tetracycline (72,7%) và trimethoprim-sulfamethoxazol (72,9%). Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa khi so sánh tỷ lệ kháng kháng sinh giữa các chủng E. coli mang gen độc lực và các chủng không mang gen độc lực. Trong số các chủng E. coli mang gen độc lực, các nhóm EAEC, EPEC, EAEC/DAEC và EAEC/EPEC đều có tỷ lệ kháng đa thuốc từ 94,2 đến 100%, trong khi nhóm ETEC có tỷ lệ kháng đa thuốc là 42,9%, thấp hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ kháng đa thuốc ở các nhóm khác (p < 0,05).

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-01-2024

Cách trích dẫn

Điệp, K. T. ., Ngọc, V. H. ., Hải, H. T. ., & Thắng, N. N. . (2024). Đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng Escherichia coli mang gen độc lực và không mang gen độc lực phân lập từ người khoẻ mạnh tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(6), 123–131. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1389

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc