Hành vi nguy cơ và tiếp cận dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV trên nhóm MSM tại Thanh Hóa, năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/902Từ khóa:
MSM, PrEP, HIVTóm tắt
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Thanh Hóa từ tháng 3 - 6/2022 đã phỏng vấn 315 nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) nhằm mô tả các hành vi nguy cơ trong nhóm MSM và tiếp cận dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm quần thể này. Kết quả cho thấy 93,0% MSM tham gia nghiên cứu thuộc nhóm tuổi từ 16 - 34 tuổi; số lần quan hệ tình dục (QHTD) trung bình 1 tháng là 3,0 lần (SD = ± 2,4); 11,4% đã từng có quan hệ tình dục với nhiều người cùng một lúc; 97,8% MSM có sử dụng bao cao su (BCS) trong lần QHTD gần nhất. Tỷ lệ MSM tham gia nghiên cứu đã từng tiêm chích ma túy thấp (0,6%); tỷ lệ tham gia điều trị PrEP cao 75,9%. Phân tích mô hình đa biến cho thấy những người được tiếp cận với các thông tin truyền thông về phòng chống HIV/AIDS tham gia chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) nhiều hơn so với những người chưa từng được nhận các thông tin truyền thông về phòng chống HIV/AIDS (OR* = 4,78; 95%KTC = 1,73 - 13,21). Tuy nhiên, những người chưa từng QHTD tập thể tham gia điều trị PrEP nhiều hơn nhưng người đã từng QHTD tập thể (OR* = 3,90; 95%KTC = 1,72 - 8,85). Do đó, việc tăng cường truyền thông về PrEP và nguy cơ lây nhiễm HIV đối với nhóm MSM, mở rộng phạm vi chương trình hướng đến nhiều đối tượng, đặc biệt là các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm cao là rất cần thiết.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.