Chiều hướng nhiễm HIV và nhu cầu cải thiện chương trình can thiệp dự phòng trên nhóm nam nghiện chích ma túy tại Thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2017 - 2021
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/901Từ khóa:
HIV, nam nghiện chích ma túy, Hành vi nguy cơ, Đà NẵngTóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ nhiễm HIV và mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và khả năng tiếp cận với các chương trình dự phòng lây nhiễm HIV bằng bộ câu hỏi, lấy mẫu xét nghiệm HIV. Nghiên cứu cắt ngang với 450 nam nghiện chích ma túy từ 16 tuổi đang sống tại Đà Nẵng năm 2017, 2019 và 2021. Tỷ lệ nhiễm HIV là 2,7% (2017), 2,0% (2019) và 3,3% (2021) có sự tăng giảm giữa các năm nhưng không có ý nghĩa thống kê (p-trend = 0,858 > 0,05). Hành vi nguy cơ: Số lần tiêm chích trung bình cao từ 1,5 - 2,5 lần/ngày; tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong 1 tháng tăng từ 0,7% (2017) lên 5,3% (2021); luôn sử dụng bao cao su (BCS) khi quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm thấp giảm từ 17,7% (2017), xuống 5,6% (2021). Trong 12 tháng qua, tỷ lệ được tiếp cận với các chương trình can thiệp giảm hại (nhận BKT miễn phí, nhận BCS miễn phí, được tư vấn sử dụng BCS và tình dục an toàn) giảm rất mạnh do thành phố tập trung chương trình can thiệp cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây truyền HIV cao, tiếp cận dịch vụ thấp và giảm rõ rệt. Vì vậy, cần đẩy mạnh các chương trình can thiệp giảm hại trong nhóm này
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.