Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm tại khu vực Tây Nguyên, giai đoạn 2016 – 2020

Các tác giả

  • Nguyễn Hoàng Nguyên Trường Đại học Y Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
  • Trần Thơ Nhị Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Thị Hà Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Phạm Thị Lệ Giang Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Đắk Lắk
  • Nguyễn Thị Thanh Hương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/796

Từ khóa:

Bệnh dại, khu vực Tây Nguyên, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu có sẵn của tất cả (63.363) bệnh nhân điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm thuộc Dự án Khống chế và loại trừ bệnh dại – Bộ Y tế nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị dự phòng tại khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2020. Trong giai đoạn này, số ca điều trị dự phòng tại khu vực Tây Nguyên cao nhất vào năm 2018 và sau đó giảm dần. Số lượng bệnh nhân điều trị dự phòng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 8. Tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn từ 25 đến 49 tuổi phải điều trị dự phòng cao (31,5% và 35,6%). Chó là động vật gây phơi nhiễm chủ yếu cho người (91,3%), gần 80% động vật gây phơi nhiễm ở trạng thái bình thường. Hầu hết
(88,9%) người dân có ý thức điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm sớm. Khoảng 94,9% bệnh nhân điều trị sau phơi nhiễm có vết thương độ II và độ III. Cần truyền thông, giáo dục sức khỏe để giảm tỷ lệ phơi nhiễm với động vật nghi dại, đặc biệt là nhóm đối tượng dưới 15 tuổi, duy trì và tăng cao tỷ lệ người dân điều trị dự phòng sau phơi nhiễm sớm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

04-10-2022

Cách trích dẫn

Nguyên, N. H. ., Nhị, T. T. ., Hà, L. T. ., Giang, P. T. L. ., & Hương, N. T. T. . (2022). Một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh nhân điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm tại khu vực Tây Nguyên, giai đoạn 2016 – 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(6), 46–53. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/796

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.