Thực trạng tử vong do bệnh dại ở người tại khu vực Tây Nguyên, giai đoạn 2016 - 2020

Các tác giả

  • Nguyễn Hoàng Nguyên Trường Đại học Y Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội
  • Trần Thơ Nhị Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Thị Hà Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Hữu Nam Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ, Hưng Yên
  • Nguyễn Thị Thanh Hương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/421

Từ khóa:

Bệnh dại, khu vực Tây Nguyên, dự phòng sau phơi nhiễm, tử vong

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang này sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu có sẵn của tất cả (54) ca tử vong thuộc Dự án Khống chế và loại trừ bệnh dại – Bộ Y tế nhằm mô tả thực trạng tử vong do bệnh dại ở người tại khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2020. Kết quả cho thấy số ca tử vong ở khu vực này gia tăng liên tục qua các năm. Tỷ lệ tử vong do dại ở nam giới cao hơn nữ giới (70,4% và 29,6%), cao ở nhóm dân tộc thiểu số (63,0%) và nhóm từ 15 tuổi trở lên (57,4%). Nguồn truyền bệnh dại chủ yếu là chó (75,9%) và có 20,4% động vật cắn người bị bệnh dại có tình trạng bình thường. Thời gian ủ bệnh chủ yếu từ 1 đến 3 tháng (31,5%). Chỉ có 13% bệnh nhân được xử lý vết thương do động vật cắn và không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận có điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Ngành thú y và y tế cần có những biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe tích hơn, tập trung vào vận động người bị phơi nhiễm với động vật nghi dại sử dụng các phương pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, tăng cường tiêm vắc xin dự phòng dại trên động vật.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

01-11-2021

Cách trích dẫn

Nguyên, N. H. ., Nhị, T. T. ., Hà, L. T. ., Nam, N. H. ., & Hương, N. T. T. . (2021). Thực trạng tử vong do bệnh dại ở người tại khu vực Tây Nguyên, giai đoạn 2016 - 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(8), 71–79. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/421

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.