Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020 - 2021

Các tác giả

  • Lương Thị Hồng Nhung Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên
  • Nguyễn Thị Thu Thái Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên
  • Hoàng Anh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
  • Trần Thị Kim Hạnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/946

Từ khóa:

Viêm phổi bệnh viện, kháng kháng sinh, khoa hồi sức tích cực, Thái Nguyên

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi cứu để xác định nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện và khả năng kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, năm 2020 - 2021. Kết quả: Trong 467 mẫu có 30,5% (145/467) mẫu bệnh phẩm phân lập được tác nhân gây bệnh, đờm chiếm tỷ lệ 45,8% (66/145), máu 28,3% (41/145), dịch màng phổi 11,8% (17/145), dịch nội khí quản 6,3% (9/145). Vi khuẩn phân lập được: P. aeruginosa 22,1% (32/145), K. pneumoniae 19,3% (28/145), A. baumannii 17,9 (26/145), E. coli 15,2% (22/145), và S. aureus 9,7% (14/145). Mức độ kháng kháng sinh: A. baumannii kháng với các kháng sinh được thử nghiệm từ 50 – 100%, chưa kháng colistin. E. coli và K. pneumoniae kháng kháng sinh nhóm beta lactam (> 80%), nhóm quinolon > 70%, P.aeruginosa kháng các kháng sinh: Ceftazidime, Gentamicin, Levofloxacin, Ofloxacin từ 51,7 – 53,8%. S. aureus đề kháng hoàn toàn với kháng sinh Penicillin G (100%), đề kháng nhóm Macrolid từ 72 – 87,5%, chưa kháng Vancomycin. Kết luận: Căn nguyên gây viêm phổi bệnh viện chủ yếu là P.aeruginosa, K. pneumoniae, A. baumannii, E. Coli, S. aureus. Các vi khuẩn phân lập được có tỷ lệ kháng kháng sinh cao và đa kháng thuốc, A.baumannii chưa kháng lại Colistin và S.aureus chưa phát hiện kháng Vancomycin.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

16-05-2023

Cách trích dẫn

Nhung, L. T. H. ., Thái, N. T. T. ., Anh, H. ., & Hạnh, T. T. K. . (2023). Khảo sát đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020 - 2021. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(1), 102–110. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/946

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc