Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan ở nhân viên phục vụ tại các cơ sở cách ly công dân phòng, chống dịch COVID-19 năm 2020
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/664Từ khóa:
Trầm cảm, lo âu, căng thẳng, cách ly tập trung, quân độiTóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 550 nhân viên phục vụ tại 14 cơ sở cách ly trong quân đội thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Đà Nẵng, từ tháng 6 - 9/2020, sử dụng bộ câu hỏi trầm cảm, lo âu, căng thẳng (DASS-21), nhằm mô tả thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên
quan. Tỉ lệ trầm cảm, lo âu, căng thẳng trong mẫu nghiên cứu lần lượt là 2,7%, 6,6% và 3,5%. Các yếu tố
liên quan với tăng nguy cơ trầm cảm bao gồm giới tính nữ, tiền sử gia đình có bệnh lý tâm thần, gia đình
bị kỳ thị. Tăng nguy cơ lo âu có liên quan với các yếu tố bệnh lý mạn tính, bị kỳ thị, sống xa gia đình. Tăng
nguy cơ căng thẳng có liên quan đến yếu tố: Tiền sử gia đình có bệnh lý tâm thần, tiếp xúc trực tiếp người
cách ly, bản thân bị kỳ thị. Cùng cách ly có liên quan tới giảm nguy cơ trầm cảm và căng thẳng trong khi
được làm xét nghiệm SARS-CoV-2 và huấn luyện mang mặc trang bị phòng hộ cá nhân (PPE) có liên quan với giảm nguy cơ lo âu. Một số yếu tố liên quan có thể can thiệp được để cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của nhân viên phục vụ tại cơ sở cách ly
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.