Thực trạng bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Huyền Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội; Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lương Mai Anh Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội
  • Trần Anh Thành Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/468

Từ khóa:

Bệnh nghề nghiệp, bệnh bụi phổi, bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả thực trạng mắc bệnh nghề nghiệp ở người lao động (NLĐ) được ghi nhận tại cơ sở y tế của 63 tỉnh/thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Nghiên cứu hồi cứu sử dụng bộ số liệu có sẵn cho thấy: có 2120 trường hợp bệnh nghề nghiệp, gặp chủ yếu ở nam giới (91,7%). Bệnh thường xuất hiện ở nhóm tuổi trên 40 (78%) và ở nhóm tuổi nghề trên 10 năm (65,7%). Trong giai đoạn này, bệnh nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao tại Việt Nam là bệnh điếc do tiếng ồn (59,5%) và bệnh bụi phổi khác (17,1%) cũng như bệnh bụi phổi silic (11,9%). Tuy nhiên, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh bụi phổi và bệnh bụi phổi silic cao hơn nhiều so với bệnh điếc nghề nghiệp. Các chương trình can thiệp phòng, chống bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam cần tiếp tục triển khai tập trung cho cả hai nhóm bệnh điếc và bụi phổi.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

22-12-2021

Cách trích dẫn

Huyền, N. T. T. ., Anh, L. M. ., & Thành, T. A. . (2021). Thực trạng bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(9 Phụ bản), 303–311. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/468

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2