Tỷ lệ thai phụ nhiễm vi rút viêm gan B cần điều trị và bỏ lỡ điều trị dự phòng kháng vi rút trong thai kỳ tại một số bệnh viện khu vực phía Nam, 2019 – 2020
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/723Từ khóa:
Viêm gan B, lây truyền HBV mẹ - con, lây truyền từ mẹ sang con, kháng vi rútTóm tắt
Khoảng 90% trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HBV sẽ mang HBV mạn tính, nguy cơ diễn tiến đến viêm gan, xơ
gan, ung thư gan. Để phòng ngừa lây truyền mẹ - con, ngoài tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch cho trẻ, mẹ có tải lượng vi rút cao cần được điều trị dự phòng kháng vi rút trong thai kỳ. Nghiên cứu này nhằm xác
định tỷ lệ thai phụ nhiễm HBV cần điều trị và bỏ lỡ điều trị dự phòng kháng vi rút trong thai kỳ tại một số bệnh viện khu vực phía Nam năm 2019 - 2020. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 665 thai phụ từ 3 bệnh viện: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện đa khoa Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tuổi trung bình của thai phụ là 29,2 tuổi (thấp nhất là 18, cao nhất là 43 tuổi), 34,9% mang thai lần đầu; 74,0% thai phụ trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên; 41,9% thai phụ có HBeAg (+). Tỷ lệ thai phụ cần điều trị và bỏ lỡ điều trị dự phòng trong thai kỳ tương ứng là 52,7% và 22,3%. Cần gia tăng tầm soát HBV ở phụ nữ mang thai và nâng cao năng lực tư vấn điều trị dự phòng lây truyền viêm gan B mẹ - con cho nhân viên y tế tại các cơ sở sản khoa.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.