Bước đầu xác định tỷ lệ khiếm thính ở trẻ dưới 1 tuổi điều trị nội trú và mô tả một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai năm 2022 – 2024

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Châu Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai
  • Phan Thị Mỹ Nhung Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai
  • Nguyễn Thanh Vũ Viện Nghiên cứu Y Sinh, Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1716

Từ khóa:

Âm ốc tai (OAE), khiếm thính, nghe kém, trẻ em dưới 1 tuổi

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ khiếm thính ở trẻ dưới 1 tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai để can thiệp điều trị khiếm thính sớm. Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang thu thập thông tin qua phỏng vấn và đo thính lực cho 1000 trẻ em dưới 1 tuổi. Kết quả đo OAE cho 1000 trẻ em dưới 1 tuổi cho thấy có 5 ca cho kết quả “Refer” sau 3 lần đo OAE chiếm 0,5% (5/1000 trường hợp); tỷ lệ khiếm thính ở bé nam cao hơn so với bé nữ; tỷ lệ khiếm thính được sinh ở tuổi thai 31 – 36 tuần cao hơn so với các bé sinh đủ tháng; tỷ lệ khiếm thính ở dân tộc thiểu số như Jrai, Bahnar, Ede cao hơn so với dân tộc Kinh; tỷ lệ khiếm thính ở buôn, làng, thôn, xã và huyện cao hơn ở thành phố; tỷ lệ khiếm thính ở các bé mắc các bệnh khác như vàng da sau sinh, thở oxy sau sinh, điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh, viêm phổi cao hơn so với các bé sinh ra bình thường. Do đó, chương trình tầm soát cho trẻ sơ sinh là tối ưu để có thể phát hiện sớm trẻ nghe kém để điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi càng cao. Trẻ khiếm thính được can thiệp chuyên sâu bắt đầu từ lúc trẻ được 01 tuổi sẽ cho kết quả tốt nhất cho trẻ.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

20-06-2024

Cách trích dẫn

Châu, N. V. ., Nhung, P. T. M., & Vũ, N. T. . (2024). Bước đầu xác định tỷ lệ khiếm thính ở trẻ dưới 1 tuổi điều trị nội trú và mô tả một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai năm 2022 – 2024. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(3), 162–168. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1716

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả