Một số đặc điểm dịch tễ của các ca bệnh sốt rét ngoại lai tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2017 - 2018

Các tác giả

  • Nguyễn Công Trung Dũng Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bình Định
  • Đàm Văn Hào Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bình Định
  • Hồ Văn Hoàng Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bình Định
  • Nguyễn Duy Sơn Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Bình Định

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1442

Từ khóa:

Dịch tễ học, sốt rét, sốt rét ngoại lai

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 5 - 12 năm 2018 nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ học của ca bệnh sốt rét ngoại lai tại hai tỉnh Quảng Bình, Đắk Lắk năm 2017 - 2018. Kết quả cho thấy ca bệnh sốt rét ngoại lai được ghi nhận ở hầu hết các xã, tại huyện Minh Hoá tập trung tại các xã biên giới với Lào, tại huyện Ea Súp tập trung tại các xã giáp ranh rừng Krông Na, huyện Buôn Đôn. Ca bệnh sốt rét ngoại lai chủ yếu là nam giới với 85,6%, nghề nghiệp chủ yếu là đi làm rừng/rẫy với 95,2% và độ tuổi trên 15 chiếm 96,6%. Tại Minh Hóa, ca bệnh ở nhóm dân tộc Khùa là 80,8%; tại Ea Súp, ca bệnh cao nhất ở nhóm dân tộc Mông với 42,6%. Tiền sử mắc sốt rét của ca bệnh ngoại lai tại Minh Hoá là 11,8% và Ea Súp là 18,7%. Tại Minh Hoá, ca bệnh sốt rét ngoại lai do P. vivax chiếm đa số với 78,4%, ngược lại tại Ea Súp, P.falciparum chiếm đa số với 59,3%. Nơi nghi ngờ mắc của ca bệnh sốt rét ngoại lai chủ yếu là khu vực biên giới với 54,1%. Cần tăng cường phát hiện trường hợp bệnh sốt rét ngoại lai và phân tích sâu hơn về nguồn gốc của các ca bệnh này nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hạn chế lan truyền bệnh trở lại.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-01-2024

Cách trích dẫn

Dũng, N. C. T. ., Hào, Đàm V. ., Hoàng, H. V. ., & Sơn, N. D. . (2024). Một số đặc điểm dịch tễ của các ca bệnh sốt rét ngoại lai tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2017 - 2018. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(6 Phụ bản), 390–396. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1442

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả