Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, biến chứng và điều trị bệnh sởi trên bệnh nhi dưới 4 tuổi chưa tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2018-2020

Các tác giả

  • Nguyễn Thành Nam Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang
  • Nguyễn Ngọc Minh Trang Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2013

Từ khóa:

Bệnh sởi, truyền nhiễm, biến chứng, tiêm ngừa vắc xin

Tóm tắt

 Sự gia tăng số ca mắc bệnh sởi không chỉ tạo ra thách thức cho hệ thống y tế mà còn đặt ra nhu cầu nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, biến chứng, điều trị của bệnh sởi ở trẻ em, đặc biệt là nhóm chưa tiêm ngừa. Áp dụng phương pháp hồi cứu mô tả loạt ca trên 141 bệnh nhi từ 1 tháng- 4 tuổi đến khám và được chuẩn đoán mắc sởi ở nhóm chưa tiêm ngừa, nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2018-12/2020. Kết quả cho thấy trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất là 77,3%, tỉ lệ nam cao hơn nữ, 6,4% trẻ có tiếp xúc với người mắc sởi trước đó. Triệu chứng lâm sàng gồm sốt phát ban (100%), sốt >390C (100%), dấu Koplik (67,4%). Gần 80% trẻ có biến chứng, viêm phổi (62,4%), viêm dạ dày ruột (39,7%) và loét miệng (7,8%). Hơn 90% trẻ được điều trị bằng kháng sinh. Thời gian sốt trung bình ở nhóm trẻ dưới 9 tháng là 5,2±1,3 ngày, ngắn hơn so với nhóm trẻ trên 9 tháng là 6,1±1,8 ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 3,4±2 ngày. Qua đó, cần có các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm ngừa, và xem xét các phương pháp điều trị phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, nhằm tránh hiện tượng kháng kháng sinh.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

05-01-2025

Cách trích dẫn

Nam, N. T., & Trang, N. N. M. (2025). Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, biến chứng và điều trị bệnh sởi trên bệnh nhi dưới 4 tuổi chưa tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2018-2020 . Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(7 Phụ bản), 70–78. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2013