Hiệu quả mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng trong kiểm soát dịch HIV trên người tiêm chích ma túy tại Thành phố Hải Phòng từ 2016 - 2020
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/992Từ khóa:
Can thiệp dựa vào cộng đồng, HIV, người tiêm chích ma túy, Hải Phòng, Việt NamTóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình can thiệp kết hợp dự phòng và điều trị HIV trong kiểm soát dịch HIV trên người tiêm chích ma túy (NTCMT) tại TP Hải Phòng từ năm 2016 – 2020. Mô hình can thiệp gồm sàng lọc HIV trên diện rộng qua ba vòng RDS (Responding Driven Sampling) và hỗ trợ đồng đẳng để kết nối điều trị ARV và methadone. Hiệu quả can thiệp đánh giá bằng so sánh các chỉ số đầu ra tại vòng RDS1 và vòng RDS4 sau 3 năm can thiệp từ 2016 đến 2019. Kết quả: 5546 NTCMT tham gia vào 4 vòng RDS, 757 vào nhóm thuần tập HIV (+) và 897 vào nhóm thuần tập HIV (-). Hầu hết NTCMT là nam giới, sống cùng bạn tình/vợ/chồng và có việc làm. Tỉ lệ sử dụng methadone từ 11,8% ở RDS1 tăng lên 48,9% ở RDS4 (p < 0,001). Tỉ lệ ức chế tải lượng vi rút HIV ở NTCMT HIV(+) tại RDS1 là 75,6% tăng lên 88,7% ở RDS4, (p < 0,001). Tỉ lệ nhiễm mới HIV là 0,1/100 người-năm [95% CI: 0,03 - 0,4]. Kết luận: Mô hình can thiệp có hiệu quả trong việc kiểm soát dịch HIV trên NTCMT tại Hải Phòng.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.