Kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ của giáo viên tại một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội năm 2019 và một số yếu tố ảnh hưởng
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/77Từ khóa:
Tự kỷ, phát hiện sớm, các yếu tố ảnh hưởng, giáo viên mầm non, Hà NộiTóm tắt
Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và hành vi, xuất hiện ngay từ khi còn nhỏ và đang có dấu hiệu gia tăng trên phạm vi toàn thế giới. Phát hiện sớm ASD là một việc cần thiết để đưa ra các phương pháp điều trị, cải thiện các triệu chứng và khả năng hoạt động cho trẻ bị tự kỷ. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ của giáo viên tại một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 208 đối tượng là giáo viên mầm non tại Hà Nội. Kết quả cho thấy kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ còn chưa tốt, ít hơn 50% giáo viên trả lời đúng một nửa số câu hỏi (TB = 9,9; ĐLC = 4,3). Giáo viên có số năm kinh nghiệm lớn hơn 10 năm có kiến thức về phát hiện sớm trẻ tư kỷ tốt hơn nhóm giáo viên có số năm kinh nghiệm ít hơn 10 năm (Coef = 4,2; 95%CI = 3,0; 5,5). Giáo viên có trình độ học vấn càng cao thì kiến thức về phát hiện sớm càng tốt, ngoài ra việc được đào tạo để giáo dục trẻ tự kỷ có tác động tích cực đến kiến thức về phát hiện sớm trẻ tự kỷ.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.