Thực trạng điều trị dự phòng của bệnh nhân phơi nhiễm bệnh dại tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, 2020

Các tác giả

  • Ngô Tiến Hải Trung tâm Y tê huyện Văn Yên, Yên Bái
  • Nguyễn Thị Thanh Hương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Lê Thị Hà Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Đào Thị Minh An Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/182

Từ khóa:

Bệnh dại, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, huyện Văn Yên

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng bệnh nhân (BN) điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2020. Kết quả cho thấy: Tỷ lệ tiêm phòng dại tại huyện Văn Yên cao (739/100.000 dân). Tỷ lệ trẻ em bị động vật cắn phải đi tiêm phòng chiếm tỷ lệ cao hơn các nhóm tuổi khác (p<0,05), hầu hết BN bị phơi nhiễm do chó cắn (93%) trong đó có tới hơn 1/3 là chó có tình trạng sức khỏe bất thường. Các trường hợp bị thương nặng vùng đầu mặt cổ đều là trẻ em và 100% được điều trị dự phòng bằng huyết thanh kháng dại (HTKD) cùng với vắc xin phòng dại. Tỷ lệ BN bị vết thương mức độ 3 (nặng - nguy hiểm) chiếm tới 41,7% và đều được sử dụng huyết thanh kháng dại. 100% BN tại huyện Văn
Yên sử dụng phác đồ tiêm bắp vắc xin. Như vậy gánh nặng điều trị dự phòng bệnh Dại tại huyện Văn Yên khá cao, để giảm tỷ lệ chó mèo cắn có thể lây truyền bệnh dại cho người chính quyền cùng với các ban ngành địa phương cần tập trung truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về việc quản lý và tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

27-04-2021

Cách trích dẫn

Hải, N. T. ., Hương, N. T. T. ., Hà, L. T. ., & An, Đào T. M. . (2021). Thực trạng điều trị dự phòng của bệnh nhân phơi nhiễm bệnh dại tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(6), 90–97. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/182

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2