Thực trạng biếng ăn và yếu tố liên quan ở trẻ 2 - 5 tuổi tại một số trường mầm non của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1539Từ khóa:
Biếng ăn, gầy còm, nhiễm khuẩn hô hấp, rối loạn tiêu hóa, trẻ 24 – 71,9 tháng tuổi, Yên BáiTóm tắt
Biếng ăn thường gặp ở trẻ nhỏ, là nguyên nhân liên quan đến bệnh tật của trẻ. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 918 trẻ 2 - 5 tuổi tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái năm 2022 nhằm mô tả thực trạng biếng ăn và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ biếng ăn là 74,2%; cao nhất ở trẻ nhóm 3 tuổi (79,4%), tiếp theo là nhóm 2 tuổi (75,5%) và nhóm 4 - 5 tuổi giảm dần; tỷ lệ trẻ từ chối, sợ ăn, ngậm không tự giác ăn là 57,1%; không ăn hết ½ lượng thức ăn là 50,5% và 20,8% trẻ ăn bữa ăn chính với thời gian trên 30 phút. Những trẻ có mẹ làm nghề khác làm tăng nguy cơ biếng ăn 1,7 lần so với mẹ làm ruộng (p < 0,01). Những trẻ suy dinh dưỡng (SDD) và nguy cơ SDD gầy còm, dân tộc Tày, tiền sử đi ngoài phân cứng và nhiễm khuẩn hô hấp 2 tuần qua làm tăng nguy cơ biếng ăn tương ứng 1,6; 1,9; 3,4 và 2,5 lần (p < 0,01) so với trẻ không SDD, dân tộc khác và không có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường hô hấp. Vì vậy, biếng ăn góp phần vào vòng xoắn bệnh lý (rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp và SDD gầy còm) của trẻ; cải thiện tình trạng biếng ăn có thể góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.