Hiệu suất bệnh viện và một số yếu tố ảnh hưởng tại các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Phú Yên, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh 2017 - 2020

Các tác giả

  • Nguyễn Tuấn Việt Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội
  • Sarah Bales Ngân hàng thế giới, Hà Nội
  • Nguyễn Khánh Phương Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế, Hà Nội
  • Hà Thái Sơn Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/877

Từ khóa:

Hiệu suất, bệnh viện, phân tích đường biên dữ liệu, công lập

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả hiệu suất bệnh viện và một số yếu tố ảnh hưởng tại các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Phú Yên, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh 2017 - 2020. Nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp đường biên dữ liệu (Data envelopment analysis-DEA) với dữ liệu của 425 đơn vị 4 năm 2017 - 2020 từ nguồn báo cáo bệnh viện hàng năm. Kết quả cho điểm hiệu suất trung bình của các bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế công lập tuyến tỉnh và huyện ở mức tương đối cao, trung bình 0,803 với khoảng tin cậy 95% 0,786 - 0,823 trong thời gian 2017 - 2020. Phân tích yếu tố ảnh hưởng cho thấy đơn vị tự chủ chi thường xuyên cao có xu hướng thiếu hiệu suất hơn so với đơn vị phụ thuộc chi thường xuyên vào ngân sách nhà nước (NSNN). Rào cản chính sách là yếu tố chính khiến các đơn vị khó khăn trong việc gia tăng nguồn thu. Sự cạnh tranh của khu vực tư nhân cũng ảnh hưởng đến nhân lực y tế cũng như hoạt động khám chữa bệnh của khu vực công lập. Cần có sự đầu tư nhiều hơn cho y tế cơ sở, điều chỉnh chính sách giá dịch vụ y tế và mua sắm đấu thầu kịp thời để tháo gỡ khó khăn, tăng cường sức cạnh tranh cho y tế cơ sở và các đơn vị y tế công lập nói chung.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

10-02-2023

Cách trích dẫn

Việt, N. T. ., Bales, S. ., Phương, N. K. ., & Sơn, H. T. . (2023). Hiệu suất bệnh viện và một số yếu tố ảnh hưởng tại các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Phú Yên, An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh 2017 - 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(8), 135–145. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/877

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc