Thực trạng sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trong làn sóng đại dịch COVID-19 thứ nhất tại một số trường đại học khoa học sức khoẻ ở Việt Nam năm 2020
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/382Từ khóa:
Sức khỏe tâm thần, sinh viên, khối trường khoa học sức khỏe, WHO-5 Well-being IndexTóm tắt
Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả thực trạng sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan trên sinh viên một số trường đại học khoa học sức khoẻ trong giai đoạn COVID - 19. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 877 sinh viên tại một số trường đại học khoa học sức khỏe ở Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh bằng khảo sát trực tuyến trên cỡ mẫu thuận tiện. Sức khỏe tâm thần được đánh giá bằng bộ công cụ WHO-5 Well-being Index (WHO - 5 ≤ 50: Có dấu hiệu trầm cảm, WHO-5 > 51: Không có dấu hiệu trầm cảm). Các biến số bao gồm đặc điểm chung, sức khỏe cá nhân, hành vi tìm kiếm thông tin về COVID-19. Phân tích hồi quy logistic đa biến để tìm hiểu yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy: 12,7% sinh viên có dấu hiệu trầm cảm trong đại dịch COVID-19. Có mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần với các yếu tố như: Chương trình học, tình trạng đảm bảo nguồn tài chính, lo lắng về tương lai, bệnh mãn tính, phàn nàn về sức khỏe hiện tại, tầm quan trọng của tìm kiếm thông tin trên Internet, sự hài lòng chất lượng thông tin về dịch bệnh (p < 0,05). Nhà trường cần đưa ra những hỗ trợ kịp thời về tâm lý cho sinh viên để có thể vượt qua giai đoạn đại dịch
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.