Triệu chứng hô hấp và tình trạng phơi nhiễm cá nhân với PM2.5 trên người trưởng thành phơi nhiễm chất đốt sinh khối tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An năm 2017 - 2018

Các tác giả

  • Nguyễn Nhật Quỳnh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trần Lệ Linh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Như Vinh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
  • Phạm Lê An Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/374

Từ khóa:

Bếp truyền thống, chất đốt sinh khối, triệu chứng hô hấp

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả các triệu chứng hô hấp và tình trạng phơi nhiễm cá nhân với PM2.5 trên người trưởng thành có phơi nhiễm chất đốt sinh khối từ các bếp truyền thống tại huyện Cần Giuộc, Long An từ 08/2017 đến 08/2018. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 137 người trưởng thành thuộc 80 hộ gia đình sử dụng bếp truyền thống với chất đốt sinh khối, trong đó chọn ngẫu nhiên 32 người trực tiếp nấu bếp để đo mức độ phơi nhiễm cá nhân. Kết quả cho thấy, trong 137 người khảo sát, tỉ lệ triệu chứng ho, ho khạc đàm, khó thở và khò khè lần lượt 59,9%, 39,4%, 38,7% và 33,6%. Triệu chứng đau mắt, chảy mũi, nghẹt mũi và ho là các than phiền khi nấu ăn với tỉ lệ lần lượt là 56,2%, 47,5%, 44,5% và 41,6%. Nồng độ
PM2.5 khi đo trên 32 cá nhân trực tiếp nấu bếp là 39,725µg/m 3, nồng độ CO trung bình là 1,11ppm. Tỷ lệ phơi nhiễm nồng độ PM2.5vượt tiêu chuẩn theo khuyến cáo của WHO là 78,1% và chưa ghi nhận tình trạng phơi nhiễm CO vượt tiêu chuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi. Do đó, cần quan tâm và tuyên truyền tác hại của khói bếp lên sức khỏe hô hấp và có các biện pháp nhằm làm giảm phơi nhiễm cũng như ô nhiễm không khí trong nhà từ chất đốt sinh khối.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

01-07-2021

Cách trích dẫn

Quỳnh, N. N. ., Linh, T. L. ., Hồng, L. H. T. C. ., Vinh, N. N. ., & An, P. L. . (2021). Triệu chứng hô hấp và tình trạng phơi nhiễm cá nhân với PM2.5 trên người trưởng thành phơi nhiễm chất đốt sinh khối tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An năm 2017 - 2018. Tạp Chí Y học Dự phòng, 31(6), 58–64. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/374

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả