Một số yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi ở học sinh trung học cơ sở trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Kon Tum, năm 2018
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/320Từ khóa:
Yếu tố liên quan, suy dinh dương, thấp còi, học sinh cấp 2, dân tộc, Kon TumTóm tắt
Trong các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tầm vóc của trẻ tuổi dậy thì dinh dương luôn được đánh giá quan trọng hàng đầu. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện với 2.232 học sinh (có 75,7% dân tộc Xơ Đăng) tại 19 trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Kon Tum năm 2018 nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dương thấp còi ở học sinh trung học cơ sở. Kết quả tìm thấy một số yếu tố liên quan với suy dinh dương thấp còi bao gồm: Kinh tế hộ nghèo và cận nghèo, mẹ làm ruộng, tình trạng sử dụng hố xí làm tăng nguy cơ suy dinh dương thấp còi ở học sinh tương ứng gấp 1,5 lần (p < 0,001), 1,9 lần (p < 0,01) và 1,4 lần (p < 0,001). Nam giới, học sinh nội trú, chưa dậy thì, uống viên sắt tăng nguy cơ suy dinh dương thấp còi tương ứng 1,5 lần (p < 0,001); 1,2 lần (p < 0,05) và 1,5 lần (p < 0,001), 1,5 lần (p < 0,05). Đồng thời, tất cả các yếu tố được liệt kê trên có liên quan tới tình trạng Zscore chiều cao/tuổi (p < 0,05). Vì vậy, cần nâng cao tình trạng kinh tế xã hội, cải thiện điều kiện sống, chế độ dinh dương cho học sinh dân tộc, vùng khó khăn Tây Nguyên để góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dương thấp còi.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.