Thực trạng bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài ở công nhân ngành chế biến thủy sản tại môt số tỉnh khu vực phía Nam

Các tác giả

  • Vũ Khôi Nguyên Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Bích Hà Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hà Anh Đức Văn phòng Bộ Y tế, Hà Nội
  • Lương Mai Anh Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, Hà Nội
  • Phạm Thị Minh Phương Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/220

Từ khóa:

Bệnh da nghề nghiệp, viêm da tiếp xúc, viêm quanh móng, môi trường ẩm ướt và lạnh, công nhân thủy sản

Tóm tắt

Với mục tiêu xác định thực trạng bệnh da nghề nghiệp (BDNN) do tiếp xúc môi trường ẩm ướt (MTAU) và lạnh kéo dài (LKD) ở công nhân ngành chế biến thủy sản tại một số tỉnh khu vực phía Nam, nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 1.116 công nhân thủy sản, sử dụng số liệu thứ cấp từ chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và an toàn lao động năm 2017-2018 được Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh thực hiện năm 2018 tại công ty chế biến thủy sản thuộc các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ tuổi lao động từ 20 – 39 chiếm chủ yếu (75%). Tỉ lệ BDNN do tiếp xúc MTAU và LKD là 22,94%. Trong đó viêm da tiếp xúc và viêm quanh móng là 2 thể lâm sàng thường gặp nhất (chiếm 45,45% và 46,91% tương ứng). Thể lâm sàng bỏng lạnh và hội chứng Raynaud chiếm ít hơn với tỉ lệ lần lượt là 6,91% và 0,73%. Có mối liên quan giữa bệnh da nghề nghiệp với giới tính và nhóm tuổi: Nhóm tuổi càng lớn thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao. BDNN chiếm tỉ lệ rất cao ở công nhân thủy sản, do đó cần được quan tâm phát hiện và điều trị trong các đợt khám bệnh nghề nghiệp.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

28-04-2021

Cách trích dẫn

Nguyên, V. K. ., Hà, N. B. ., Đức, H. A. ., Anh, L. M. ., & Phương, P. T. M. . (2021). Thực trạng bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài ở công nhân ngành chế biến thủy sản tại môt số tỉnh khu vực phía Nam. Tạp Chí Y học Dự phòng, 30(4 Phụ bản), 61–68. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2020/220

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2