Ứng dụng thử nghiệm Comet phát hiện DNA tổn thương trên tế bào lymphocyte máu ngoại vi ở công nhân ngành gỗ phơi nhiễm formaldehyde
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/2025Từ khóa:
Thử nghiệm Comet, tổn thương DNA, tế bào máu ngoại vi, formaldehydeTóm tắt
Thử nghiệm sao chổi (Comet) là phương pháp đơn giản, linh hoạt, nhanh chóng và độ nhạy cao được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ tổn thương, sửa chữa DNA trong nhiều loại tế bào và mô. Tại Việt Nam, thử nghiệm Comet được ứng dụng để đánh giá tổn thương DNA tinh trùng trong điều trị vô sinh và chưa có nghiên cứu giám sát sinh học nào đánh giá tổn thương DNA trên các loại tế bào khác. Vì thế, nghiên cứu này tiến hành đánh giá thử nghiệm Comet trên tế bào lymphocyte máu ngoại vi khi tác động H2O2 trong điều kiện phòng thí nghiệm và bước đầu áp dụng trên các mẫu máu của công nhân ngành gỗ thường xuyên tiếp xúc với formaldehyde (hóa chất gây độc gen). Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa mẫu chứng âm (không tác động H2O2) và các mẫu chứng dương (có tác động H2O2 50 mM và 75 mM). Nghiên cứu cũng phân tích mức độ tổn thương DNA trên 20 đối tượng là công nhân ngành gỗ ở Bình Dương. Kết quả median (min-max) của hàm lượng DNA đuôi (%) là 8,80% (4,62-32,27%). Chúng tôi đã thực hiện thành công thử nghiệm Comet trên tế bào máu ngoại vi để có thể áp dụng đánh giá tổn thương DNA trên nhóm dân số tiếp xúc với các tác nhân gây độc gen.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.