Đặc điểm suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ 6 - 24 tháng tuổi tại một số xã người dân tộc thiểu số của tỉnh Gia Lai và Kon Tum năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1204Từ khóa:
Suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ 6 - 24 tháng, dân tộc thiểu số, khu vực Tây NguyênTóm tắt
Suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi trẻ em ở khu vực Tây Nguyên luôn có tỷ lệ ở mức cao nhất cả nước. Mục tiêu của bài báo nhằm mô tả đặc điểm SDD thấp còi ở trẻ 6 - 24 tháng tại 1 số xã người dân tộc thiểu số thuộc tỉnh Gia Lai và Kon Tum năm 2022. Nghiên cứu cắt ngang trên 703 trẻ 6 - 24 tháng tuổi và bà mẹ của trẻ tại 5 xã của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, từ 8/2021 đến 6/2022. Kết quả cho thấy, tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ 6 - 24 tháng tuổi ở mức ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng cao (34,2%), chủ yếu là SDD mức độ vừa (25,0%), tỷ lệ SDD cao nhất ở trẻ13 - 18 tháng (41,6%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa SDD thấp còi với dân tộc, cân nặng sơ sinh thấp, tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tỷ lệ SDD thấp còi trong nhóm có mẹ làm nghề nông, gia đình có trên 2 con, gia đình thuộc hộ nghèo và không có nhà tiêu hợp vệ sinh cao hơn các nhóm còn lại (p < 0,001 và p < 0,05). Cần có biện pháp truyền thông phù hợp đối với bà mẹ tại vùng dân tộc để nâng cao kiến thức về chăm sóc thai sản, nuôi con bằng sữa mẹ và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần giảm SDD thấp còi.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.