Ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 đến công việc, cuộc sống và sức khỏe tâm thần của người dân tỉnh Thái Nguyên năm 2020
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/74Từ khóa:
COVID-19, sức khỏe tâm thần, Thái NguyênTóm tắt
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả sự ảnh hưởng của đại dịch COVID - 19 đối với công việc, cuộc sống và sức khỏe tâm thần của người dân tỉnh Thái Nguyên năm 2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 350 đối tượng là người dân sinh sống tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tự nguyện điền phiếu trực tuyến. DASS 21 được sử dụng để đánh giá sức khỏe tâm thần. Kết quả cho thấy, có 55,71% đối tượng nghiên cứu chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19 (mất việc, tăng/giảm giờ làm…); 64,86% đối tượng phải cắt giảm chi tiêu hoặc nhân sự trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân. Tỷ lệ có các dấu hiệu từ nhẹ đến rất nặng lo âu là 12,29%, trầm cảm là 16% và sang chấn tâm lý là 12,29%. Nhóm đối tượng có độ tuổi 40 - 49 lo âu bằng 0,22 lần so với nhóm dưới 30 tuổi, 95%CI (0,07 - 0,76); nhóm hộ ngheo, cận ngheo có tỷ lệ sang chấn tâm lý gấp 5,12 lần so với nhóm có điều kiện kinh tế bình thường, 95%CI (1,40 - 18,67) và nhóm đối tượng có đi qua vùng dịch có tỷ lệ trầm cảm cao gấp 6,6 lần so với nhóm không đi qua vùng dịch, 95%CI (1,19 - 36,58). Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người dân, đồng thời cũng gây rối loạn sức khỏe tâm thần của họ.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.