Thực trạng bị bắt nạt học đường và các yếu tố liên quan ở học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Đà Nẵng năm 2024

Các tác giả

  • Trình Thúy Uyên Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
  • Lương Thành Công Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
  • Trần Đình Trung Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng
  • Ngô Thị Bích Ngọc Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1933

Từ khóa:

Bị bắt nạt học đường, học sinh trung học cơ sở, Đà Nẵng

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỷ lệ học sinh trung học cơ sở (THCS) tại một số trường Thành phố Đà Nẵng bị bắt nạt học đường (BNHĐ) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng này. Nghiên cứu áp dụng phương pháp cắt ngang, được tiến hành trên 447 học sinh THCS tại quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng từ tháng 09/2023 đến tháng 06/2024. Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ học sinh THCS bị bắt nạt học đường là 68,5% (KTC 95%: 64,4% - 72,7%). Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bị BNHĐ của học sinh gồm: Áp lực trong học tập, cảm thấy cô đơn/lo lắng, từng chứng kiến bạo hành gia đình, mức độ nhận được hỗ trợ tinh thần từ gia đình, gia đình giúp đỡ trong việc ra quyết định và tần suất tâm sự/chia sẻ với gia đình, cảm giác an toàn tại trường học, tần suất tâm sự với thầy cô giáo và cảm nhận về sự giúp đỡ của bạn bè (p < 0,05). Tỷ lệ học sinh bị BNHĐ tại các trường THCS tại Thành phố Đà Nẵng khá cao. Do đó, cần sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và thầy cô để góp phần cải thiện tình trạng này.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-10-2024

Cách trích dẫn

Uyên, T. T. ., Công, L. T. ., Trung, T. Đình ., & Ngọc, N. T. B. . (2024). Thực trạng bị bắt nạt học đường và các yếu tố liên quan ở học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Đà Nẵng năm 2024. Tạp Chí Y học Dự phòng, 34(6 Phụ bản), 143–150. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1933