Thực trạng tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa và một số yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai đến khám và quản lý thai tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng và Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2023
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1564Từ khóa:
Vắc xin phòng cúm mùa, phụ nữ mang thai, Hải PhòngTóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang trên 400 phụ nữ mang thai (PNMT) khám và điều trị tại hai bệnh viện (Phụ sản Hải Phòng và Đại học Y Hải Phòng) nhằm mô tả thực trạng tiêm vắc xin phòng cúm mùa và một số yếu tố liên quan. Tỉ lệ PNMT tiêm vắc xin phòng cúm là 36%, địa điểm tiêm phòng nhiều nhất là tại Trung tâm tiêm chủng dịch vụ (52,78%). Lý do không tiêm chủ yếu là chưa được nghe, không quan tâm và không biết về tác dụng của vắc xin. Những yếu tố liên quan đến tiêm vắc xin phòng cúm gồm: Có tiền sử mắc bệnh cúm (OR = 2,83; 95%CI = 1,26 - 6,38), cho rằng tiêm phòng cúm là cần thiết/rất cần thiết (OR = 4,36; 95%CI = 1,97 - 9,64), có kiến thức đúng về hậu quả của bệnh cúm với thai nhi (OR = 4,55; 95%CI = 1,05 - 19,71), cho rằng bệnh cúm có thể dự phòng bằng vắc xin (OR = 6,45; 95%CI = 1,8 - 35,07), biết về số mũi cần tiêm (OR = 2,66; 95%CI = 1,2 - 5,91) và biết cơ sở cung cấp dịch vụ tiêm (OR = 18,34; 95%CI = 7,74 - 43,46). Các yếu tố liên quan trên làm tăng lên quyết định tiêm vắc xin phòng cúm trên PNMT. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để có thể khẳng định vai trò của các yếu tố trên trong việc nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm trên PNMT.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.