Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Các tác giả

  • Vũ Thị Thanh Thủy Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thanh Thủy Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Thái Thị Liên Phương Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Phan Thị Hường Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Chung Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội
  • Phó Thị Quỳnh Châu Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1232

Từ khóa:

Gây tê ngoài màng cứng, giảm đau trong chuyển dạ, chuyển dạ đẻ, Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với mục tiêu mô tả các tác dụng không mong muốn của giảm đau trong chuyển dạ đẻ bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng (GTNMC). Từ tháng 01/2023 đến tháng 3/2023, có 619 sản phụ chuyển dạ đẻ thường tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương tham gia vào nghiên cứu này. Đánh giá mức độ đau trên thang điểm VAS và mức độ ức chế vận động theo thang điểm Bromage. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 27,03 ± 4,61 tuổi. Mức độ đau VAS giảm dần từ ngay sau GTNMC 45 phút 72,1%; đến khi sinh (32,1%); đến 24h sau sinh (21,8%). Tỷ lệ tác dụng phụ ở giai đoạn sau sinh đến hết 24h cao hơn so với từ thời điểm gây tê đến trước sinh, cụ thể: Run5,3% và 8,9%; ngứa/ban 1,5% và 5,0%; nôn 2,6% và 6,5%; bí tiểu 0,2% và 13,9%; đau đầu 1% và 3,4%; đau lưng 7,1%; và 12,6%; tử cung co hồi tốt ngay sau sổ thai và đến sau sinh đến 24h đạt tỷ lệ 100%. Nghiên cứu cho thấy tác dụng không mong muốn của phương pháp GTNMC của giảm đau trong đẻ có tỷ lệ thấp, nếu phát hiện sớm, xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn cho sản phụ trong chuyền dạ và sau đẻ.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

24-10-2023

Cách trích dẫn

Thủy, V. T. T. ., Thủy, N. T. ., Phương, T. T. L. ., Hường, P. T. ., Chung, N. T. ., & Châu, P. T. Q. . (2023). Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp Chí Y học Dự phòng, 33(4 Phụ bản), 99–104. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2023/1232

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả