Tạp chí Y học Dự phòng https://vjpm.vn/index.php/vjpm <p>Tạp chí Y học Dự phòng (<em>Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM</em>) là Diễn đàn khoa học chính thức của Hội Y học dự phòng Việt Nam. Tạp chí ra đời từ năm 1991 với tên đầu tiên là Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, sau đó đổi tên thành Tạp chí Y học dự phòng vào năm 1998. Tạp chí được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đánh giá là một trong những tạp chí khoa học hàng đầu xuất bản trong nước. Đây là tạp chí có bình duyệt (peer-reviewed journal), công bố những công trình nghiên cứu gốc (original papers), bài tổng quan (reviews), bài bình luận (commentary), bài giới thiệu sách, tài liệu và những tin tức, sự kiện (Communication/News &amp; Events/Book review) liên quan đến tất cả các khía cạnh trong lĩnh vực nghiên cứu, phổ biến chính sách, giáo dục, thực hành trong y học dự phòng và y tế công cộng.</p> <ul> <li>Số phát hành: 8-10 số/năm (không bao gồm các số phụ bản và chuyên đề).</li> <li>Ngôn ngữ xuất bản: Tiếng Việt (có tóm tắt bằng tiếng Anh) và tiếng Anh.</li> <li>ISSN: 0868 – 2836.</li> </ul> vi-VN <p><em>Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;</em><br /><em><span style="font-size: 0.875rem; font-family: 'Noto Sans', 'Noto Kufi Arabic', -apple-system, BlinkMacSystemFont, 'Segoe UI', Roboto, Oxygen-Sans, Ubuntu, Cantarell, 'Helvetica Neue', sans-serif;">Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.</span></em></p> tapchiyhdp@vjpm.vn (Tòa soạn Tạp chí Y học Dự phòng ) hoangvinhvpk64@gmail.com (Ms. Hoàng Vinh) Sat, 26 Oct 2024 13:46:48 +0700 OJS 3.3.0.4 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Tổng quan các yếu tố nguy cơ và bảo vệ với ngược đãi trẻ em 13 - 15 tuổi từ năm 2005 đến 2023 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1916 <p><span class="fontstyle0">Bài báo tổng quan nhằm mô tả các yếu tố nguy cơ và các yếu tố bảo vệ trẻ liên quan tới ngược đãi trẻ em. Bài báo rà soát các nghiên cứu trên thế giới và mô tả vai trò của trường học trong phát hiện và ứng phó với ngược đãi trẻ em từ năm 2005 tới 2023 đối với nhóm trẻ 13 - 15 tuổi. Kết quả cho thấy tuổi nhỏ, trẻ không được tới trường, trẻ khuyết tật, sống trong các gia đình bạo lực, cha mẹ ly hôn hoặc có hành vi nguy cơ, trẻ sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội và văn hóa coi bạo lực là một cách giáo dục trẻ và thiếu các dịch vụ hỗ trợ là các yếu tố nguy cơ. Ngược lại, gia đình hạnh phúc, trẻ em có mối quan hệ thân thiện với giáo viên, cha mẹ, bạn bè và trường học có các chương trình can thiệp là các yếu tố bảo vệ. Vai trò của trường học trong việc phát hiện và ứng phó với ngược đãi trẻ em đóng vai trò quan trọng. Nghiên cứu khuyến nghị hệ thống trường học cần kết nối chặt chẽ với hệ thống bảo vệ trẻ em nhằm tăng cường sàng lọc và hỗ trợ can thiệp phòng, chống ngược đãi.</span> </p> Lê Minh Thi, Bùi Thị Phương, Nguyễn Thị Phương, Đinh Thu Hà, Vũ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thái Quỳnh Chi, Nguyễn Thọ, Nguyễn Thanh Hương Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1916 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Tổng quan các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và công tác phòng chống cho nhân viên tại các cơ sở y tế https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1917 <p><span class="fontstyle0">Y tế có vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay, không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho người dân, góp phần nâng cao cải thiện đời sống xã hội. Đi đôi với đó nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động cho nhân viên y tế ngày càng gia tăng. Việc xây dựng biện pháp bảo vệ nhân viên y tế rất quan trọng. Mục tiêu của nghiên cứu tổng quan này nhằm tổng quan các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động để có các biện pháp phòng chống cho nhân viên y tế. Sử dụng phương pháp tổng quan y văn, tìm kiếm các tài liệu liên quan đến các nguyên nhân và các công tác phòng chống, bảo vệ cho nhân viên y tế. Kết quả, cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động như: Tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm - yếu tố có hại, môi trường làm việc không đảm bảo an toàn… Từ đó, có thể đề ra một số biện pháp để khắc phục. Tuy nhiên, việc thực hiện các công tác phòng chống trên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, là thử thách lớn cho những nhà quản lý tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, nghiên cứu này cung cấp một số biện pháp đã và đang áp dụng tại bệnh viện Chợ Rẫy trong công tác phòng chống tai nạn lao động cho nhân viên y tế.</span> </p> Đặng Minh Phước, Nguyễn Hoàng Khâm, Nguyễn Thanh Hiển, Phạm Thiên An, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Đào Quốc Khánh, Lê Thị Mỹ Hiền, Lê Minh Hiếu, Ngô Văn Đông, Trần Thị Khả Ái, Lê Thị Thùy Trang Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1917 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Tổng quan các nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ từ 2013 đến nay và triển vọng nghiên cứu tại Việt Nam https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1918 <p><span class="fontstyle0">Bạo lực đối với phụ nữ (BLĐVPN) đã trở thành một vấn đề đáng báo động về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Bài tổng quan này tập trung phân tích các nghiên cứu ở trong và ngoài nước về BLĐVPN với mục tiêu mô tả đặc điểm, tổng hợp các yếu tố liên quan và các giải pháp can thiệp BLĐVPN từ năm 2013 đến nay. Tổng quan cho thấy đa số các nghiên cứu tập trung vào các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, với đối tượng chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn phụ nữ bị bạo lực tinh thần phổ biến nhất và thủ phạm chủ yếu là chồng/bạn tình. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu những nghiên cứu đầy đủ về nhóm phụ nữ thuộc dân tộc thiểu số và các tác động liên thế hệ. Do đó, các giải pháp can thiệp cần được điều chỉnh để phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số. Đồng thời, các nghiên cứu tiếp theo cần tập trung vào các giải pháp can thiệp đa cấp độ và nâng cao sự tham gia của giới nam trong việc ngăn ngừa BLĐVPN.</span> </p> Đặng Thị Vân Anh, Phạm Việt Cường Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1918 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng tử vong do tai nạn thương tích tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1919 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu về tình hình tử vong do tai nạn thương tích (TNTT) tại Việt Nam từ năm 2012 đến 2022 đã được Cục Quản lý Môi trường Y tế tổng hợp và phân tích dựa trên dữ liệu tử vong từ sổ A6-YTCS của 10.500 xã/phường tại 63 tỉnh/thành. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn này, trung bình mỗi năm cả nước ghi nhận 33.619 ca tử vong do TNTT, chiếm 8,12% tổng số ca tử vong. Tỷ lệ tử vong do TNTT trung bình hàng năm là 36,73 trên 100.000 người. Tai nạn giao thông (TNGT) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với tỷ lệ 16,19 trên 100.000 người, tiếp đó là đuối nước với 5,59, tự tử với 5,18 và tai nạn lao động với 2,35 trên 100.000 người. Phân tích theo nhóm tuổi cho thấy đuối nước là nguyên nhân chính ở trẻ em 0 - 4 tuổi và 5 - 14 tuổi, trong khi TNGT là nguyên nhân hàng đầu ở các nhóm 15 - 19, 20 - 59 và trên 60 tuổi. Tỷ lệ tử vong do TNTT ở nam giới cao gấp 3 lần nữ giới. Nhóm 20 - 59 tuổi có số ca tử vong cao nhất với trung bình 22.119 ca mỗi năm. Khu vực Bắc Trung Bộ có số ca tử vong do TNTT cao nhất với 8.424 ca mỗi năm. Nghiên cứu đã cung cấp số liệu đáng tin cậy về tình hình tử vong do TNTT tại Việt Nam và đề xuất cần tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu TNTT trong tương lai.</span> </p> Lương Mai Anh, Hà Anh Đức, Tô Thị Phương Thảo, Nguyễn Quảng Thức, Đỗ Thị Điệp Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1919 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng sử dụng thiết bị an toàn bảo vệ trẻ em từ 0 đến 10 tuổi trên ô tô tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh 2021 - 2022 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1920 <p><span class="fontstyle0">Trong bối cảnh số lượng ô tô tại Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong các gia đình trẻ, việc ban hành các quy định liên quan đến thiết bị an toàn (TBAT) cho trẻ em khi tham gia giao thông là vô cùng quan trọng. Nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học và hỗ trợ quá trình xây dựng chính sách, chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sử dụng TBAT tại Việt Nam. Nghiên cứu cắt ngang đã được tiến hành tại ba tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Kết quả cho thấy tỷ lệ sử dụng TBAT tại cả ba địa điểm là rất thấp, chỉ đạt 1,3%. Việc tăng cường sử dụng TBAT là cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ chấn thương hoặc tử vong khi có tai nạn ô tô. Đồng thời, cần xây dựng các quy định sử dụng TBAT phù hợp hơn cho trẻ em trên ô tô.</span> </p> Đỗ Huy Hoàng, Phạm Việt Cường Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1920 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng ngã ở người cao tuổi đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2023 và một số yếu tố liên quan https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1921 <p><span class="fontstyle0">Chấn thương do ngã ở người cao tuổi mắc đái tháo đường là vấn đề quan trọng, vì nó có thể dẫn đến giảm khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và tăng nguy cơ khuyết tật, giảm nhận thức cảm giác và thăng bằng do bệnh thần kinh ngoại biên dẫn đến tăng nguy cơ ngã ở nhóm đối tượng này. Được thực hiện tại bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2023, nhằm mô tả thực trạng ngã và xác định các yếu tố liên quan ở người cao tuổi mắc đái tháo đường týp 2. Nghiên cứu cắt ngang trên 360 người bệnh từ 60 tuổi trở lên cho thấy tỷ lệ ngã trong vòng 12 tháng qua là 29,2%, với 94,3% ngã một lần và 5,7% ngã nhiều lần. Nghiên cứu khuyến nghị người cao tuổi cần chủ động nhận thức về nguy cơ ngã và biện pháp phòng tránh, đối với gia đình người bệnh cần cải tạo nhà ở an toàn và chính quyền cần tuyên truyền về phòng chống ngã.</span> </p> Trương Thị Thùy Dung, Hoàng Thùy Dung, Phạm Việt Cường, Lã Ngọc Khuê Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1921 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bạo lực học đường tại một trường Trung học phổ thông tại quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội năm 2023 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1922 <p><span class="fontstyle0">Bạo lực học đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và sức khỏe của học sinh từ tuổi vị thành niên đến trưởng thành. Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường và các yếu tố liên quan tại một trường trung học phổ thông ở Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính trên 384 học sinh khối 10, 11 và 12. Kết quả cho thấy 13,5% học sinh từng trải qua bạo lực học đường, chủ yếu từ bạn học cùng khối khác lớp, người yêu hoặc người thân. Nữ sinh có nguy cơ bị bạo lực cao gấp 2,44 lần nam sinh (95% CI: 1,3 - 4,5). Học sinh có hạnh kiểm tốt ít bị bạo lực hơn 0,17 lần so với nhóm có hạnh kiểm trung bình (95% CI: 0,04 - 0,6), trong khi học sinh giỏi ít bị bạo lực hơn 0,13 lần so với học sinh trung bình (95% CI: 0,03 - 0,49). Về yếu tố gia đình, học sinh sống cùng mẹ có nguy cơ bị bạo lực cao hơn 10,2 lần so với học sinh sống với bố (95% CI: 3,1 - 33,6). Học sinh có bạn thân bị bạo lực cao hơn 4,9 lần so với học sinh không có bạn thân (95% CI: 1,9 - 12,5) và học sinh thường xuyên chứng kiến bạo lực có nguy cơ bị bạo lực cao hơn 2,1 lần so với học sinh hiếm khi chứng kiến (95% CI: 1,1 - 4,1).</span> </p> Vũ Nguyên Anh, Hoàng Đức Trung, Phạm Việt Cường Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1922 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Nguyên nhân và kết quả điều trị trẻ bị tai nạn thương tích không chủ ý tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2023 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1923 <p><span class="fontstyle0">Tai nạn thương tích (TNTT) không chủ ý ở trẻ em là vấn đề toàn cầu và có sự hạn chế về dữ liệu cũng như chênh lệch đáng kể giữa các khu vực về nguyên nhân và kết quả điều trị, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu nguyên nhân và kết quả điều trị trẻ bị TNTT không chủ ý tại bệnh viện. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1013 trẻ bị tai nạn thương tích được điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/01/2023 đến ngày 31/10/2023. TNTT thường gặp ở trẻ nam (62,2%) và nhóm tuổi từ 0 - 4 tuổi (58,9%). Ngã và tai nạn giao thông là hai nguyên nhân tai nạn thương tích thường gặp nhất (37,2% và 22,7%). Các TNTT thường xảy ra vào thời điểm 15h - 20h trong ngày và tháng 6 - tháng 9 trong năm. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích đều được xuất viện trong tình trạng khỏi hoặc đỡ, giảm (95,4%). Như vậy, nguyên nhân gây TNTT ở trẻ em rất đa dạng trong đó ngã chiếm tỷ lệ cao nhất, tai nạn có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, thời điểm nào và kết quả điều trị TNTT thường đạt hiệu quả cao.</span> </p> Lê Ngọc Duy, Đỗ Thị Xuân Thuỳ, Nguyễn Thị Trang Nhung, Nguyễn Tân Hùng, Bùi Tiến Công, Nguyễn Hồng Phúc Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1923 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Tác động của trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu đến bắt nạt học đường ở học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Đà Nẵng năm 2024: Một nghiên cứu cắt ngang https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1924 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu đến bắt nạt học đường ở học sinh trung học cơ sở tại thành phố Đà Nẵng. Thực hiện nghiên cứu cắt ngang trên 447 học sinh trung học cơ sở tại thành phố Đà Nẵng, từ tháng 09/2023 đến tháng 06/2024. Kết quả cho thấy 48,3% học sinh trung học cơ sở tại thành phố Đà Nẵng có trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu. Các trải nghiệm thời thơ ấu tác động đến bắt nạt học đường bao gồm sống với người gặp vấn đề về uống rượu hoặc sử dụng thuốc, kể cả thuốc theo toa; cha mẹ hoặc người lớn trong gia đình có đánh, đấm hoặc đe dọa làm hại lẫn nhau; cha mẹ hoặc người lớn trong gia đình chửi rủa, xúc phạm hoặc hạ nhục em. Trải nghiệm về bạo lực gia đình là tác động chính ảnh hưởng đến bắt nạt học đường ở học sinh trung học cơ sở tại Đà Nẵng. Do đó cần truyền thông giáo dục sức khỏe về hậu quả của bạo lực gia đình và tầm quan trọng của một gia đình hạnh phúc.</span> </p> Lương Thành Công, Trình Thúy Uyên, Ngô Thị Bích Ngọc, Bùi Văn Nhiều, Trần Đình Trung Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1924 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Tình hình chấn thương do tai nạn giao thông điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Long An từ năm 2019 đến năm 2023 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1925 <p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu hồi cứu và phân tích tổng hợp dựa trên các báo cáo tai nạn giao thông từ bệnh viện Đa khoa Long An và hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân bị tai nạn giao thông nhập viện trong giai đoạn 2019 - 2023, nhằm mô tả tình trạng chấn thương và các yếu tố liên quan. Kết quả phân tích dữ liệu bệnh viện cho thấy nhóm tuổi 20 - 60 có tỷ lệ tai nạn cao nhất, với nam giới chiếm tỷ lệ gấp đôi so với nữ giới. Phần lớn các ca tai nạn xảy ra đối với người điều khiển xe máy và xe mô tô. Khoảng 50% bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông được kiểm tra nồng độ cồn, trong đó tỷ lệ người có nồng độ cồn cao dao động từ 45,1% đến 60,1%. Đặc biệt, năm 2023, tỷ lệ này giảm xuống còn 32,2%, thể hiện dấu hiệu tích cực trong việc giảm người tham gia giao thông khi có nồng độ cồn cao. Số bệnh nhân nhập viện vì tai nạn giao thông từ năm 2021 đến 2023 giảm so với năm 2020. Nghiên cứu đề xuất cần tiếp tục tăng cường kiểm soát giao thông, nâng cao nhận thức của người dân và điều chỉnh các chính sách phù hợp nhằm giảm thiểu tai nạn và hạnchế những hậu quả nghiêm trọng do chấn thương gây ra.</span> </p> Nguyễn Văn Hoàng, Võ Thị Ngọc Hương, Trần Thị Hồng Nhi, Phạm Tấn Đức Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1925 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Kết quả triển khai chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em tại 12 tỉnh Việt Nam 2018 - 2022 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1926 <p><span class="fontstyle0">Đuối nước là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam, với gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong mỗi năm. Để thúc đẩy các biện pháp can thiệp phòng chống đuối nước, nghiên cứu cắt ngang này đã tiến hành thu thập dữ liệu từ Chương trình Phòng chống đuối nước cho trẻ em tại Việt Nam, bắt đầu từ năm 2018 đến 2023 tại 12 tỉnh. Nghiên cứu tổng hợp số liệu thứ cấp từ các nguồn dữ liệu của dự án và thu thập số liệu sơ cấp thông qua khảo sát 1.500 hộ gia đình, đồng thời thực hiện phỏng vấn sâu để đánh giá sơ bộ kết quả sau 5 năm can thiệp. Chương trình đã dạy bơi an toàn miễn phí cho 31.594 trẻ em từ 6 - 15 tuổi và dạy kĩ năng an toàn trong môi trường nước cho hơn 52.000 trẻ em theo đó đưa lệ trẻ biết bơi của trẻ em tại các địa bàn can thiệp tăng từ 14,7% lên 32,6%. Ngoài ra, tỉ suất đuối nước trẻ em có xu hướng giảm mạnh tại các địa bàn này (từ 15,52/ 100.000 trẻ) năm 2018 xuống 13,89/100.000 trẻ năm 2022. Chương trình cũng cho thấy 57,8% phụ huynh sẵn sàng chi trả hơn 500.000đ cho khóa học bơi, phản ánh sự quan tâm và cam kết của cộng đồng trong việc phòng chống đuối nước.</span> </p> Đoàn Thị Thu Huyền, Bùi Thị Thu Giang, Đỗ Tùng Dương Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1926 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng cấp cứu nạn nhân chấn thương tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 2023 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1927 <p><span class="fontstyle0">Nạn nhân chấn thương vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cấp cứu tại bệnh viện, ảnh hưởng đến chăm sóc y tế, gánh nặng bệnh tật và những chi phí y tế cũng như xã hội. Nghiên cứu cắt ngang, trong thời gian từ 05/2023 đến 07/2023 tại phòng khám cấp cứu bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Các nguyên nhân chấn thương, đối tượng và loại tổn thương được ghi nhận. Tổng số 454 người bệnh cấp cứu, trong đó có 343 trường hợp do chấn thương, chiếm tỷ lệ 75,6%, trong đó nam chiếm 72%, nữ chiếm 28%. Tuổi từ 15 đến 29 tuổi chiếm 70%. Tai nạn giao thông (TNGT) cao nhất chiếm tỷ lệ 61,5%, trong đó liên quan ô tô là 29,9%, liên quan xe máy là 26,5%, liên quan tàu hỏa có 21,8%. Các tổn thương chính là chấn thương sọ não 55,4%, đa chấn thương 54,8%, chấn thương chi 38%, cột sống 21,1%. Mổ cấp cứu chiếm 18%, tử vong tại phòng khám gồm cả nặng xin về chiếm 5,5%. Nghiên cứu cho thấy chấn thương vẫn nguyên nhân hàng đầu người bệnh cấp cứu tại các bệnh viện ở tuyến như bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đứng đầu do tai nạn giao thông. Các tổn thương nặng sẽ có nguy cơ tử vong, hoặc dẫn đến tàn tật như chấn thương sọ não, đa chấn thương, chấn thương cột sống đặc biệt ở người trẻ, độ tuổi làm việc.</span> </p> Nguyễn Đức Chính, Trần Tuấn Anh, Nguyễn Thúy Hằng, Ngô Thị Huệ, Đinh Văn Quỳnh, Đỗ Mạnh Hùng, Hà Anh Đức Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1927 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng cấp cứu bệnh nhân chấn thương sọ não nặng do thương tích tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2023 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1928 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu mô tả cắt ngang toàn bộ người bệnh chấn thương sọ não (CTSN) tại phòng khám cấp cứu bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 01/03/2023 đến 30/09/2023. Tổng số 200 người bệnh CTSN nặng với thang điểm mê GCS ≤ 8 điểm (đ) được đưa vào nghiên cứu. Người bệnh tuổi từ 21 đến 60 tuổi chiếm 67,5%, nam chiếm đa số tỷ lệ 88,5%, nữ giới chỉ có 11,5%. Nguyên nhân CTSN do tai nạn giao thông tỷ lệ cao nhất 75%, tai nạn sinh hoạt 14%, tai nạn lao động 11%. Người bệnh có điểm GCS từ 6 đến 8 chiếm tỷ lệ là 55,0%, từ 3 đến 5 tỷ lệ 45,0%. Tổn thương phối hợp đứng đầu chấn thương hàm mặt 44%, chấn thương chi 23,5% và chấn thương ngực kín 22%. Phẫu thuật cấp cứu chiếm tỷ lệ 42%, nặng xin về 24,5%, tử vong tại phòng khám 0,5%, tử vong chung là 25%. Các chính sách và kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cần tiếp tục tăng cường để hạn chế CTSN.</span> </p> Hà Anh Đức, Trần Tuấn Anh, Đinh Văn Quỳnh, Ngô Thị Huệ, Đỗ Mạnh Hùng, Nguyễn Đức Chính Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1928 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Một số đặc điểm dịch tễ tai nạn bỏng và kết quả điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia (giai đoạn 2021 - 2022) https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1929 <p><span class="fontstyle0">Tai nạn bỏng là vấn đề sức khỏe toàn cầu, gây hậu quả nặng nề, thường dẫn đến bệnh tật đáng kể, suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đi kèm với gánh nặng kinh tế xã hội cho nạn nhân, gia đình và xã hội. Đề tài nhằm đánh giá xu thế gần đây trong một số yếu tố dịch tễ học về bỏng và kết quả điều trị của nạn nhân bỏng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 6402 người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 01/01/2021 tới 31/10/2022. Kết quả cho thấy tai nạn bỏng thường gặp ở người trưởng thành (56,7%), trẻ em (32,38%); nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn (59,4%), trẻ &lt; 6 tuổi (73,3%). Người bệnh ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn (56,6%); tác nhân bỏng nhiệt là chủ yếu (87,6%), bỏng nhiệt khô (39,5%) và bỏng điện (5,2%) có xu hướng tăng. Người bệnh tử vong chiếm tỷ lệ từ 1,3 - 2,3%, chi phí điều trị trung bình cho mỗi người bệnh khoảng 27,2 triệu - 33,3 triệu đồng, thời gian điều trị trung bình giảm từ 23,3 ngày xuống 19,1 ngày. Tai nạn bỏng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bỏng do nhiệt chiếm tỷ lệ cao, bỏng điện có xu hướng tăng, kết quả điều trị thường đạt hiệu quả cao, giảm tỷ lệ tử vong.</span> </p> Nguyễn Ngọc Tuấn, Chu Anh Tuấn, Ngô Minh Đức, Nguyễn Minh Hiếu, Trần Xuân Việt Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1929 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Vá da mỏng tự thân điều trị khuyết hổng phần mềm chi dưới do chấn thương tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1930 <p><span class="fontstyle0">Tổn thương chi dưới có thể tác động tiêu cực đến khả năng vận động, thẩm mỹ và có nguy cơ dẫn đến tàn tật. Nghiên cứu này tập trung vào các trường hợp bị khuyết phần mềm chi dưới do chấn thương và đã được phẫu thuật tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Đối tượng nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, được điều trị bằng phương pháp ghép da tự thân mỏng trong khoảng thời gian từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Tổng cộng có 81 bệnh nhân, trong đó nam giới chiếm 69,1% và nữ giới chiếm 30,9%; nhóm tuổi lao động (20 - 60) chiếm 83,95%. Nguyên nhân chính gây ra khuyết phần mềm là tai nạn giao thông. Vị trí mất da phổ biến nhất là ở cẳng chân (63,6%), cổ bàn chân chiếm 20,2%, và đùi chiếm 16,2%. Diện tích da mất từ 1 - 3% chiếm tỷ lệ cao nhất 43,2%. Các tổn thương kèm theo bao gồm gãy xương (85,2%) và tổn thương mạch máu (37%). Phần lớn các ca ghép da đạt yêu cầu ngay từ lần đầu với tỉ lệ thành công 96,3%. Sau 2 tháng, 46,9% bệnh nhân bị giảm cảm giác ở vùng da ghép. Thời gian trung bình nằm viện là 9,42 ± 6,801 ngày.</span> </p> Đào Văn Hiếu, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Huy Phương, Trần Tuấn Anh Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1930 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Kiến thức, thái độ và thực hành sử dụng mũ bảo hiểm của người đi mô tô, xe máy về mũ bảo hiểm chất lượng tại Việt Nam https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1931 <p><span class="fontstyle0">Tai nạn giao thông là một vấn đề sức khỏe quan trọng, gây ra nhiều thương tích, tàn tật và tử vong cho các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, thống kê tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020, trung bình mỗi năm có khoảng 8.000 người tử vong và khoảng 15.000 người bị thương. Đội mũ bảo hiểm (MBH) có tác dung giảm độ nặng của thương tích trong trường hợp xảy ra va chạm. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định thực trạng sử dụng MBH của người điều khiển xe mô tô, xe máy và đánh giá kiến thức, thái độ về MBH chất lượng. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, quan sát 39.046 người và phỏng vấn 390 người trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2021 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ đội MBH cao (trên 95%), mũ lưỡi trai vẫn phổ biến, đặc biệt là Hà Nội với 29,4%. MBH nửa đầu và che tai chiếm đa số với 80,9% và mũ trùm đầu chỉ là 4,1%. Đa số người tham gia nghiên cứu nhận biết chất lượng mũ dựa vào các tiêu chí như độ chắc chắn, thương hiệu và tem kiểm định. Truyền thông về MBH chất lượng, kiểm soát chất lượng mũ trên thị trường là vấn đề cần quan tâm, đảm bảo người tham gia giao thông dễ dàng tiếp cận sản phẩm chất lượng.</span> </p> Trần Thị Ngân, Đỗ Huy Hoàng, Hoàng Thùy Dung, Đỗ Tùng Dương, Nguyễn Thành Long, Dương Kim Tuấn Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1931 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Bạo lực trên mạng đối với sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng năm 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1932 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng bạo lực trên mạng đối với sinh viên trường Đại học Y tế Công cộng năm 2024 được thực hiện trên 239 sinh viên đang theo học tại trường Đại học Y tế Công cộng trong khoảng thời gian từ 4/2024 - 11/2024. Kết quả cho thấy tỷ lệ bạo lực trên mạng (BLM) ở sinh viên là 89,5%. Trong đó, có 84,9% sinh viên là nạn nhân của BLM; 55,6% gây ra BLM và 82,4% đã từng chứng kiến BLM. Tỷ lệ BLMmở nam và nữ lần lượt là 81,4% và 92,2%. Hình thức BLM xảy ra thường xuyên nhất là văn bản; hình ảnh; âm thanh với 79,5%; 66,9% và 58,2% tương ứng. Chủ đề BLM gặp ở đối tượng sinh viên xảy ra thường xuyên nhất là quan hệ tình cảm (86,6%). Facebook là mạng xã hội phổ biến BLM nhất (54,4%). Có 37,2% sinh viên có biện pháp ứng phó khi bị BLM. Tỷ lệ BLM ở sinh viên cao, đặc biệt là sinh viên nữ. Cần tăng cường giáo dục để nâng cao nhận thức về BLM và cách ứng phó khi bị BLM, đặc biệt trong mối quan hệ tình cảm và trên nền tảng mạng xã hội như Facebook.</span> </p> Đặng Thị Vân Anh, Phạm Việt Cường Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1932 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng bị bắt nạt học đường và các yếu tố liên quan ở học sinh Trung học cơ sở tại Thành phố Đà Nẵng năm 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1933 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tỷ lệ học sinh trung học cơ sở (THCS) tại một số trường Thành phố Đà Nẵng bị bắt nạt học đường (BNHĐ) và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng này. Nghiên cứu áp dụng phương pháp cắt ngang, được tiến hành trên 447 học sinh THCS tại quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng từ tháng 09/2023 đến tháng 06/2024. Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ học sinh THCS bị bắt nạt học đường là 68,5% (KTC 95%: 64,4% - 72,7%). Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bị BNHĐ của học sinh gồm: Áp lực trong học tập, cảm thấy cô đơn/lo lắng, từng chứng kiến bạo hành gia đình, mức độ nhận được hỗ trợ tinh thần từ gia đình, gia đình giúp đỡ trong việc ra quyết định và tần suất tâm sự/chia sẻ với gia đình, cảm giác an toàn tại trường học, tần suất tâm sự với thầy cô giáo và cảm nhận về sự giúp đỡ của bạn bè (p &lt; 0,05). Tỷ lệ học sinh bị BNHĐ tại các trường THCS tại Thành phố Đà Nẵng khá cao. Do đó, cần sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và thầy cô để góp phần cải thiện tình trạng này.</span> </p> Trình Thúy Uyên, Lương Thành Công, Trần Đình Trung, Ngô Thị Bích Ngọc Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1933 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Kiến thức, thực hành của người chăm sóc chính về phòng đuối nước trẻ em dưới 15 tuổi tại 6 huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 – 2023 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1934 <p><span class="fontstyle0">Tại Việt Nam, tính đến năm 2020, mỗi năm có hơn 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi thiệt mạng do đuối nước. Tỷ lệ tử vong do đuối nước vào năm 2019 là 6,8 trên 100.000 trẻ em, cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được thực hiện tại 6 huyện của Hà Nội với 304 người chăm sóc trẻ dưới 15 tuổi, nhằm mục đích mô tả kiến thức, thực hành và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành phòng chống đuối nước (PCĐN) của người chăm sóc. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người chăm sóc chính có kiến thức về PCĐN đạt 99,3%, tuy nhiên, tỷ lệ thực hành đạt chỉ ở mức 11,5%. Các yếu tố liên quan đến thực hành bao gồm tuổi, trình độ học vấn, số lượng trẻ sống cùng trong nhà và điều kiện kinh tế của người chăm sóc, với những người có thu nhập thấp hoặc điều kiện kinh tế khó khăn thường có thực hành kém hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ thực hành PCĐN còn thấp, đòi hỏi cần tăng cường các biện pháp phòng chống đuối nước cho người chăm sóc và trẻ em dưới 15 tuổi.</span> </p> Nguyễn Minh Quân, Phạm Việt Cường, Hoàng Thùy Dung, Đỗ Tùng Dương, Phan Thị Hằng Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1934 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thương tích do ngược đãi thể chất trên học sinh lớp 7 và 9: Nghiên cứu cắt ngang tại 8 trường Trung học cơ sở tỉnh Bắc Giang năm 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1935 <p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 2326 học sinh thực hiện tại 8 trường Trung học cơ sở (THCS) tỉnh Bắc Giang với mục tiêu mô tả thực trạng thương tích do ngược đãi thể chất ở học sinh lớp 7 và 9 và một số yếu tố liên quan. Học sinh tự thực hiện khảo sát trên máy tính bảng thông qua bộ công cụ hỏi trên phần mềm KoboToolbox. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngược đãi thể chất là 70,7%, thương tích ở học sinh và do ngược đãi, lần lượt 35,6% và 50,33%, vết xước/vết bầm tím/đỏ 46,63%, nữ giới bị thương tích vết xước/vết bầm tím/đỏ cao hơn nam OR = 1,46 (KTC 95%: 1,2 - 1,78), học sinh có mức ngược đãi nhẹ bị các tai nạn thương tích cao hơn mức độ trầm trọng như vết xước/vết bầm tím/đỏ OR = 3,4 (KTC 95: 2,6 - 4,48). Mắt thâm đen/chảy máu mũi/chảy máu môi OR = 4,53 (KTC 95%: 2,32 - 8,81), vết thương bầm dập/bong gân cao hơn ở mức độ ngược đãi trầm trọng OR = 4,62 (KTC 95%: 1,4 – 15,26). Ngược đãi thể chất rất phổ biến và thương tích do ngược đãi thể chất với trẻ em cao đáng quan tâm. Kết quả nghiên cứu đóng góp bằng chứng cho sự cấp thiết phòng chống ngược đãi trẻ em tại Việt Nam cần được quan tâm và đẩy mạnh nhiều hơn.</span> </p> Nguyễn Thọ, Bùi Thị Phương, Nguyễn Thị Phương, Đinh Thu Hà, Vũ Thị Thanh Mai, Nguyễn Thái Quỳnh Chi, Nguyễn Thanh Hương, Lê Minh Thi Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1935 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng tai nạn thương tích ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông năm 2022 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1936 <p><span class="fontstyle0">Tai nạn thương tích (TNTT) gây ra gánh nặng bệnh tật đáng kể cho người cao tuổi, gia đình và xã hội. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2015 - 2017, tỷ lệ tử vong do TNTT ở người cao tuổi chiếm 16,38% tổng số tử vong do TNTT. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 600 người cao tuổi (NCT) tại huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông (năm 2022), sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và phỏng vấn cá nhân. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi gặp phải TNTT là 37,83%, trong đó té/ngã chiếm 44,93%, tai nạn giao thông chiếm 33,92% và bị động vật tấn công hoặc côn trùng cắn, đốt chiếm 14,98%. Các yếu tố liên quan đến TNTT ở NCT bao gồm: Nhóm tuổi (OR = 1,93; KTC95%: 1,26 – 2,95), mắc bệnh mạn tính (OR = 2,07; KTC95%: 1,45 – 2,96), cần sự hỗ trợ (OR = 1,66; KTC95%: 1,09 – 2,53), và sàn nhà/ sân trơn trượt (OR = 2,32; KTC95%: 1,55 – 3,47). Cần triển khai các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ TNTT cho NCT, đặc biệt là các nhóm tuổi khác nhau, những người cần hỗ trợ, và những người mắc bệnh mạn tính.</span> </p> Phạm Thị Thúy Hoa, Lương Mai Anh, Bùi Khánh Toàn, Ngô Thị Hải Vân, Đỗ Thị Điệp, Viên Chinh Chiến Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1936 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng tổn thương do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2023 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1937 <p> <span class="fontstyle0">Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả thực trạng tổn thương vật sắc nhọn ở nhân viên y tế tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 416 nhân viên y tế tại bệnh viện Đa khoa Đức Giang từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2023. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế bị tổn thương do vật sắc nhọn trong 12 tháng là 16,8%, trong đó trung bình số lần bị tổn thương là 1,2 ± 0,6 lần/ năm; tổn thương do bơm kim tiêm (38,6%) và dao mổ (38,6%); vật sắc nhọn gây tổn thương đã nhiễm bẩn chiếm 32,9%. Các yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế gồm các đặc điểm của nhân viên y tế gồm giới tính, vị trí việc làm, làm thêm giờ, trực ca đêm, số mũi tiêm thực hiện trong 1 ngày, cảm thấy quá tải công việc, cảm thấy căng thẳng trong công việc (p &lt; 0,05). Kết quả cho thấy tỷ lệ tổn thương do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế còn cao, cần có các biện pháp phòng ngừa đặc biệt ở nhân viên y tế là nữ, làm việc trong khu hồi sức tích cực, làm thêm giờ, trực ca đêm, số mũi tiêm thực hiện trong 1 ngày trên 20 mũi, cảm thấy quá tải công việc, cảm thấy căng thẳng trong công việc.</span> </p> Hoàng Thị Thuỳ Dương, Đặng Văn Xuyên Bản quyền (c) 2024 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/1937 Sat, 26 Oct 2024 00:00:00 +0700