https://vjpm.vn/index.php/vjpm/issue/feedTạp chí Y học Dự phòng2024-11-22T00:00:00+07:00Tòa soạn Tạp chí Y học Dự phòng tapchiyhdp@vjpm.vnOpen Journal Systems<p>Tạp chí Y học Dự phòng (<em>Vietnam Journal of Preventive Medicine-VJPM</em>) là Diễn đàn khoa học chính thức của Hội Y học dự phòng Việt Nam. Tạp chí ra đời từ năm 1991 với tên đầu tiên là Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, sau đó đổi tên thành Tạp chí Y học dự phòng vào năm 1998. Tạp chí được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đánh giá là một trong những tạp chí khoa học hàng đầu xuất bản trong nước. Đây là tạp chí có bình duyệt (peer-reviewed journal), công bố những công trình nghiên cứu gốc (original papers), bài tổng quan (reviews), bài bình luận (commentary), bài giới thiệu sách, tài liệu và những tin tức, sự kiện (Communication/News & Events/Book review) liên quan đến tất cả các khía cạnh trong lĩnh vực nghiên cứu, phổ biến chính sách, giáo dục, thực hành trong y học dự phòng và y tế công cộng.</p> <ul> <li>Số phát hành: 8-10 số/năm (không bao gồm các số phụ bản và chuyên đề).</li> <li>Ngôn ngữ xuất bản: Tiếng Việt (có tóm tắt bằng tiếng Anh) và tiếng Anh.</li> <li>ISSN: 0868 – 2836.</li> </ul>https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2009Đánh giá hệ thống giám sát trọng điểm bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam, 2016 – 20182024-10-31T11:18:07+07:00Phạm Thị Ngọc Uyênuyenyhdp@gmail.comLê Quang QuânHồ Xuân NguyênNguyễn Thị Thanh ThảoLương Chấn Quang<p> <span class="fontstyle0">Cùng với giám sát thường xuyên, hệ thống giám sát trọng điểm bệnh tay chân miệng giúp mô tả đặc điểm dịch tễ và đề xuất hoạt động phòng chống bệnh phù hợp. Đánh giá hệ thống giám sát là cần thiết nhằm đánh giá thực trạng, cải thiện chất lượng hệ thống. Tất cả 4 điểm giám sát trọng điểm bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam được đánh giá tính đơn giản, tính chấp nhận và chất lượng dữ liệu bằng phỏng vấn cán bộ tham gia và xem xét tính đầy đủ dữ liệu của 900 phiếu điều tra ca bệnh trong năm 2016-2018. Kết quả cho thấy tất cả điểm giám sát cho rằng giám sát trọng điểm bệnh tay chân miệng đơn giản và sẵn sàng tham gia. Trong 900 phiếu điều tra ca bệnh, 824 (91,6%) phiếu có tỷ lệ thiếu dữ liệu <15%. Thông tin thường thiếu gồm tiền sử tiếp xúc (43,8% phiếu), địa chỉ xã/phường (19,6% phiếu), nơi học (17,8% phiếu). Hệ thống giám sát trọng điểm bệnh tay chân miệng tại khu vực phía Nam năm 2016-2018 có tính đơn giản và tính chấp nhận cao, tuy nhiên chất lượng dữ liệu cần được cải thiện. Chính vì vậy, tầm quan trọng câu hỏi dịch tễ học cần được nhấn mạnh trong các buổi tập huấn và câu hỏi về tiền sử tiếp xúc cần được điều chỉnh để tránh bỏ sót thông tin.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2010Đặc điểm dịch tễ học Hội chứng cúm tại khu vực phía Nam giai đoạn 2018-20232024-10-31T11:18:49+07:00Hồ Ngọc Hiền Nhơnnhonhnh@pasteurhcm.edu.vnNguyễn Viết ThinhLương Chấn QuangPhan Thị Ngọc UyênHoàng Thị LiênLê Nguyễn Duy ThịnhTrần Công KhảTrần Anh TuấnNguyễn Quốc KiênNguyễn Hồng ĐăngĐoàn Ngọc Minh QuânCao Minh ThắngNguyễn Thu NgọcNguyễn Vũ ThượngHuỳnh Tuyết TrangPhan Văn PhúcVõ Minh CảnhNguyễn Văn Kiên<p> <span class="fontstyle0">Hệ thống Giám sát trọng điểm Hội chứng cúm khu vực phía Nam giai đoạn 2018-2023 từ nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước được thiết lập tại huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) và huyện Cái Bè (Tiền Giang) nhằm giám sát và phát hiện sớm biến chủng vi rút cúm. Hệ thống triển khai gián đoạn vào năm 2021, chỉ triển khai vào các tháng cuối năm 2020, 2022 và 2023 do cần thời gian lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực. Kết quả thu được 2.355 bệnh nhân hội chứng cúm và tỷ lệ xét nghiệm dương tính vi rút cúm là 18,6%, cao nhất vào tháng 10, với 3 phân typ A/H1N1pdm09, A/H3 và cúm B. Nhóm tuổi 0-9 tuổi có tỷ lệ dương tính cao nhất (26,3%), trong khi nhóm ≥60 tuổi có tỷ lệ dương tính thấp nhất (6,4%). Tỷ lệ mắc cúm ở nam (48,4%) và nữ (51,6%) gần tương đương. Đa phần bệnh nhân là học sinh-sinh viên (46,4%) với tỷ lệ dương tính 48,7% liên quan đến phân bố độ tuổi. Duy trì hệ thống Giám sát trọng điểm Hội chứng cúm để kịp thời phát hiện sự biến đổi vi rút cúm là cần thiết, góp phần vào biện pháp chủ động phòng cúm trong cộng đồng.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2011Kết quả xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV và một số yếu tố có liên quan đến kết quả dương tính ở trẻ dưới 18 tháng tuổi khu vực phía Nam từ Thừa Thiên - Huế trở vào, năm 20222024-10-31T11:19:13+07:00Trần Tôntrantonlx@yahoo.comNguyễn Minh HảiNguyễn Tường ViHuỳnh Hoàng Khánh ThưTrần Thị Tuyết NgaLê Chí ThanhVũ Xuân Thịnh<p> <span class="fontstyle0">Hướng tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chăm sóc và điều trị HIV cập nhật; trong đó hướng dẫn chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi cập nhật theo hướng tiếp cận chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử ngay từ lúc mới sinh. Nghiên cứu cắt ngang với mục đích mô tả kết quả xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi theo hướng dẫn mới và tìm hiểu các yếu tố có thể liên quan đến lây truyền HIV từ mẹ sang con trong năm 2022. Kết quả đã phát hiện được 26 (2,9%) trẻ dưới 18 tháng tuổi nhiễm HIV-1 bằng kỹ thuật Realtime – PCR từ 893 trẻ đến khám tại các phòng khám ngoại trú HIV nhi thuộc các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở vào Nam. Kết quả tỷ lệ dương tính trong các nhóm trẻ được dự phòng đầy đủ, dự phòng không đầy đủ và hoàn toàn không dự phòng lần lượt là 0,7%; 5,4% và 42,3% (p<0,001); các yếu tố liên quan đến kết quả dương tính ở trẻ bao gồm việc tham gia chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (OR57,7 (21,6 -154,1)), thời điểm tiếp cận chẩn đoán cho trẻ (OR12,1 (3,8-38,2)) và thời điểm phát hiện nhiễm HIV của mẹ càng sớm thì nguy cơ nhiễm càng thấp (OR46,8 (14,4-151)).</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2012Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang2024-10-31T11:20:13+07:00Nguyễn Thành Namntnam@tvu.edu.vnHuỳnh Nhã Tuấn<p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) trong các đơn vị có điều trị ngoại khoa tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang trong năm 2022, áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính. Đối tượng nghiên cứu định lượng là 360 bệnh nhân và định tính là 17 người bao gồm lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa phòng, trưởng/phó khoa Dược, các bác sĩ và điều dưỡng. Kết quả cho thấy có 3,89% bệnh nhân được tuân thủ sử dụng KSDP trong đó tiêu chí được tuân thủ ít nhất là lựa chọn loại kháng sinh (4,72%); một số yếu tố tích cực giúp tuân thủ sử dụng KSDP có liên quan đến đặc điểm bệnh nhân và cuộc phẫu thuật, trong khi một số yếu tố tiêu cực bao gồm thói quen và kinh nghiệm làm việc của nhân viên y tế, tâm lý trong điều trị, thiếu hướng dẫn cụ thể về sử dụng KSDP, công tác giám sát kiểm tra và tính sẵn có của kháng sinh. Trong đó yếu tố quản lý bệnh viện và nhân viên y tế là những nguy cơ chính giảm tỷ lệ tuân thủ sử dụng KSDP. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng cường giáo dục, cải thiện hệ thống giám sát và đảm bảo tính sẵn có của kháng sinh giúp nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân cũng như giảm chi phí điều trị, hạn chế sự gia tăng của đề kháng kháng sinh.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2013Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, biến chứng và điều trị bệnh sởi trên bệnh nhi dưới 4 tuổi chưa tiêm phòng vắc xin phòng bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2018-2020 2024-10-31T11:21:06+07:00Nguyễn Thành Namntnam@tvu.edu.vnNguyễn Ngọc Minh Trang<p> <span class="fontstyle0">Sự gia tăng số ca mắc bệnh sởi không chỉ tạo ra thách thức cho hệ thống y tế mà còn đặt ra nhu cầu nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, biến chứng, điều trị của bệnh sởi ở trẻ em, đặc biệt là nhóm chưa tiêm ngừa. Áp dụng phương pháp hồi cứu mô tả loạt ca trên 141 bệnh nhi từ 1 tháng- 4 tuổi đến khám và được chuẩn đoán mắc sởi ở nhóm chưa tiêm ngừa, nhập viện tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2018-12/2020. Kết quả cho thấy trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất là 77,3%, tỉ lệ nam cao hơn nữ, 6,4% trẻ có tiếp xúc với người mắc sởi trước đó. Triệu chứng lâm sàng gồm sốt phát ban (100%), sốt >390C (100%), dấu Koplik (67,4%). Gần 80% trẻ có biến chứng, viêm phổi (62,4%), viêm dạ dày ruột (39,7%) và loét miệng (7,8%). Hơn 90% trẻ được điều trị bằng kháng sinh. Thời gian sốt trung bình ở nhóm trẻ dưới 9 tháng là 5,2±1,3 ngày, ngắn hơn so với nhóm trẻ trên 9 tháng là 6,1±1,8 ngày. Thời gian nằm viện trung bình là 3,4±2 ngày. Qua đó, cần có các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm ngừa, và xem xét các phương pháp điều trị phù hợp để giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, nhằm tránh hiện tượng kháng kháng sinh.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2014Giám sát muỗi Aedes albopictus bằng bẫy BG (Biogents Bentinel Trap) tại tỉnh Tiền Giang và Bình Dương năm 20222024-10-31T11:21:28+07:00La Hoàng Huyhuylh@pasteurhcm.edu.vnLý Huỳnh Kim KhánhPhạm Thị Thúy NgọcNgô Minh DanhLê Trọng Thảo LyĐỗ Lệ QuyênNguyễn Thị Ngọc DiễmNguyễn Lê Quế Lâm<p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu này nhằm giám sát muỗi </span><span class="fontstyle2">Aedes albopictus </span><span class="fontstyle0">tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang và TP. Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương bằng cách sử dụng bẫy BG. Nghiên cứu đã triển khai đặt 78 bẫy mỗi tuần tại Mỹ Tho và 181 bẫy mỗi tuần tại Thủ Dầu Một, trong 25 tuần. Kết quả cho thấy tổng số muỗi thu thập là 248.512 cá thể, trong đó Mỹ Tho thu thập được 118.144 cá thể và Thủ Dầu Một thu thập được 130.368 cá thể. Tỷ lệ muỗi </span><span class="fontstyle2">Aedes albopictus </span><span class="fontstyle0">tại Mỹ Tho là 3,94%, trong khi tại Thủ Dầu Một là 8,90%. Trong tổng số 16.263 cá thể muỗi </span><span class="fontstyle2">Aedes albopictus </span><span class="fontstyle0">được thu thập, tỷ lệ muỗi cái chiếm 80,54%. Mật độ muỗi tại Mỹ Tho dao động nhẹ quanh mức 1,08-3,53 muỗi cái/bẫy/tuần. Ở điểm Thủ Dầu Một, mật độ muỗi cái </span><span class="fontstyle2">Aedes albopictus </span><span class="fontstyle0">thu thập có xu hướng biến động mạnh hơn so với Mỹ Tho với mật độ 1,19-4,25 muỗi cái </span><span class="fontstyle2">Aedes albopictus</span><span class="fontstyle0">/bẫy/ tuần. Tỉ lệ bẫy BG dương tính ở điểm Mỹ Tho là 56,15% và ở điểm Thủ Dầu Một là 60,99%. Nghiên cứu kết luận rằng bẫy BG hiệu quả trong việc giám sát muỗi </span><span class="fontstyle2">Aedes albopictus</span><span class="fontstyle0">. Tuy nhiên để tối ưu hóa hiệu quả giám sát muỗi cần quản lý bẫy tốt. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở cho việc kiểm soát và phòng chống muỗi hiệu quả hơn trong tương lai.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2015Một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp bệnh liên cầu lợn trên người tại khu vực phía Nam, năm 2013 – 20222024-10-31T11:21:50+07:00Lê Nguyễn Duy Thịnhduythinhyds1711@gmail.comHoàng Thị LiênNguyễn Thị Phương ThúyLương Chấn QuangNguyễn Viết ThinhNguyễn Vũ Thượng<p> <span class="fontstyle0">Mô tả hàng loạt ca bệnh liên cầu lợn trên người tại khu vực phía Nam (KVPN) giai đoạn 2013-2022 ghi nhận 317 ca mắc, có 18 ca tử vong tại 19/20 tỉnh, tỷ lệ tử vong 5,6%. Ca mắc tản phát, ghi nhận nhiều nhất ở thành phố Hồ Chí Minh (72 ca, 22,7% KVPN). Các tỉnh miền Tây Nam Bộ ghi nhận nhiều ca hơn miền Đông. Tỷ lệ mắc ở nam (75%) cao hơn nữ (25%); thể lâm sàng viêm màng não mủ chiếm ưu thế là 61%, sau đó là nhiễm trùng huyết và kết hợp cả hai thể. Ca bệnh đa số được phát hiện, điều trị ở bệnh viện tuyến cuối chiếm 89,5% KVPN. Ca bệnh chủ yếu ở nhóm tuổi 50-59 (33%), và nhóm 40-49 tuổi chiếm 28%, không có ca bệnh dưới 20 tuổi. Có 30% ca bệnh là nông dân chăn nuôi gia súc, 10,1% có vận chuyển, giết mổ lợn. Tỷ lệ người bệnh có tiếp xúc với lợn, thịt lợn, ăn uống sản phẩm chưa nấu chín từ thịt lợn trong hai tuần trước khi khởi bệnh là 68,8%và 84% ca bệnh điều trị khỏi trong 3 tuần. Tác nhân phát hiện được chủ yếu là </span><span class="fontstyle2">Streptococcus suis 2</span><span class="fontstyle0">, Cần tránh tiếp xúc trực tiếp với lợn, thịt lợn ốm hay ăn thực phẩm từ lợn chưa được chế biến an toàn. Việc bệnh viện các tuyến công lập và ngoài công lập có thể giám sát phát hiện sớm ca bệnh có ý nghĩa quan trọng giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch, giảm gánh nặng bệnh do liên cầu lợn tại KVPN.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2016Áp dụng Sigma đánh giá hiệu năng xét nghiệm Sinh hóa tại phòng xét nghiệm LAM Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh2024-10-31T11:22:16+07:00Nguyễn Đức Trúctrucnguyen10@yahoo.comPhan Thị Ngọc HânNgô Thị LoanVương Thị Thiên PhướcĐỗ Hạnh Hải HoàngNguyễn Thị Kim NgọcCao Hữu Nghĩa<p> <span class="fontstyle0">Sigma đã được các đơn vị xét nghiệm Y học cấp Viện/Bệnh viện dùng để kiểm soát chất lượng các loại xét nghiệm trong cải tiến chất lượng liên tục [1,3,6,7]. Giá trị Sigma đã được đánh giá trên các xét nghiệm sinh hóa và miễn dịch tại phòng xét nghiệm LAM từ khi được công nhận đạt chuẩn ISO 15189 cho đến nay. Trong khuôn khổ bái báo này, chúng tôi đánh giá six sigma trên 17 thông số sinh hóa, trên hệ thống AU 680, từ tháng 01 đến tháng 06 năm 2017. Kết quả cho thấy: đối với hệ thống AU 680 các xét nghiệm </span><span class="fontstyle2">HDL, Triglycerid, Acid uric, Bilirubin toàn phần, Bilirubin direct, GGT, Glucose </span><span class="fontstyle0">có tính năng tốt (</span><span class="fontstyle2">Sigma >6</span><span class="fontstyle0">) trên cả hai mức IQC. Riêng xét nghiệm </span><span class="fontstyle2">ALT, AST </span><span class="fontstyle0">có tính năng (</span><span class="fontstyle2">Sigma) </span><span class="fontstyle0">> 6 trên mức 2. Xét nghiệm </span><span class="fontstyle2">Natri, Canxi </span><span class="fontstyle0">được đánh giá là các xét nghiệm có tính năng thấp (</span><span class="fontstyle2">Sigma < 3</span><span class="fontstyle0">). Kết quả đánh gía các xét nghiệm </span><span class="fontstyle2">Glucose, ALT, Urea, Acid uric, GGT, Creatinin </span><span class="fontstyle0">thông qua giá trị Sigma trên hệ thống </span><span class="fontstyle2">AU 680 </span><span class="fontstyle0">và </span><span class="fontstyle2">Cobas c501 </span><span class="fontstyle0">cho thấy có sự tương đồng trên cả hai mức. Riêng xét nghiệm </span><span class="fontstyle2">Glucose </span><span class="fontstyle0">giá trị AU 680 là </span><span class="fontstyle2">6.07 </span><span class="fontstyle0">và Cobas c501 là </span><span class="fontstyle2">5.37 </span><span class="fontstyle0">cho mức </span><span class="fontstyle2">IQC 1</span><span class="fontstyle0">. Tuy nhiên, giá trị S</span><span class="fontstyle2">sigma >3 </span><span class="fontstyle0">được xem là giá trị chấp nhận tính năng cho cả hai hệ thống.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2017Tỷ lệ đồng nhiễm HIV - giang mai và một số yếu tố liên quan ở nam quan hệ tình dục đồng giới tại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-20222024-10-31T11:22:37+07:00Nguyễn Duy Phúcphucnd@pasteurhcm.edu.vnKhưu Văn NghĩaLê Quang ThủNguyễn Vũ Nhật ThànhTrang Nguyệt MinhPhạm Thị Minh HằngLê Ngọc TúTrần Phúc HậuHuỳnh Minh TrúcDương Anh LinhVõ Thị LợtNguyễn Vũ TrungNguyễn Vũ Thượng<p> <span class="fontstyle0">Đồng nhiễm HIV - giang mai (HIV-GM) có xu hướng tăng trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) trên thế giới và ở Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng số liệu giám sát trọng điểm HIV và lồng ghép hành vi thông qua các khảo sát cắt ngang giai đoạn 2015 - 2022 để xác định tỷ lệ đồng nhiễm HIV-GM và một số yếu tố liên quan trên nhóm MSM tại Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang). Kết quả cho thấy sự gia tăng xu hướng đồng nhiễm HIV-GM (0,5%-3,1%; p-trend < 0,001) trong nhóm MSM. Phân tích hồi quy đa biến chỉ ra ba yếu tố liên quan đến đồng nhiễm HIV-GM là nhận bao cao su (BCS) miễn phí trong 6 tháng qua (ORhc = 0,57; KTC 95%: 0,37 - 0,88), dùng BCS ở lần quan hệ tình dục (QHTD) gần nhất (ORhc = 1,90; KTC 95%: 1,17 - 3,08) và đã từng điều trị ARV (ORhc =10,64; KTC 95%: 5,57 - 20,29). Kết quả cho thấy sự gia tăng xu hướng đồng nhiễm HIV-GM (0,5% - 3,1%; p-trend < 0,001) trong nhóm MSM. Yếu tố làm giảm tỷ lệ đồng nhiễm HIV-GM là nhận BCS miễn phí/6 tháng qua, yếu tố làm tăng tỷ lệ đồng nhiễm HIV-GM là dùng BCS ở lần QHTD gần nhất và đã từng điều trị ARV. Cần tăng cường truyền thông, tư vấn việc sử dụng BCS khi QHTD cho nhóm MSM nói riêng và người đang được điều trị ARV nói chung để giảm lây truyền HIV và STIs cho bạn tình của họ.</span></p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2018Đặc điểm dịch tễ những người điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm và bệnh nhân tử vong do dại tại Khu vực phía Nam giai đoạn 2013 – 20222024-10-31T11:23:13+07:00Hoàng Thị Liênhoanglienpas@gmail.comTrần Anh TuấnPhan Công HùngLương Chấn QuangNguyễn Vũ ThượngLê Nguyễn Duy ThịnhNguyễn Thị Phương Thúy<p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu những người điều trị dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm tại khu vực phía Nam trong 10 năm (2013 – 2022) từ hệ thống báo cáo giám sát bệnh dại ghi nhận có 2.736.188 người điều trị dự phòng, chiếm 60,3% tổng số của cả nước (4.536.390). Không có người tử vong do bệnh dại trong số người đã được điều trị dự phòng đầy đủ theo phác đồ. Người bị phơi nhiễm với chó chiếm 82,3%, Nam chiếm 51,4%, người trên 15 tuổi chiếm đa số (72,4%). Phần lớn người điều trị dự phòng <10 ngày (62,1%); Vết thương ở tay, chân chiếm 90%; Vết thương độ II phổ biến với 65%, độ III chiếm 23,7%. Con vật bình thường lúc cắn người là 89,9%; lên cơn dại là 1,5%. Số người tiêm huyết thanh kháng dại là 9,3% (254.908). Phản ứng tại chỗ thường gặp nhất sau tiêm là đau với tỷ lệ 82%. Trong 10 năm này có 143 ca tử vong do bệnh dại vì đã không điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (97%) và điều trị dự phòng không đầy đủ (3%). Ngành Y tế và Thú y cần có biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe để 100% người bị phơi nhiễm với động vật dại, nghi dại phải điều trị dự phòng đầy đủ theo phác đồ; và các hộ gia đình tuân thủ tiêm vắc xin dại cho vật nuôi hàng năm.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2019Tỷ lệ lưu hành HBsAg, tỷ lệ lưu hành anti-HCV và các yếu tố liên quan ở cộng đồng dân cư ở khu vực phía Nam2024-10-31T11:23:41+07:00Nguyễn Duy Phúcphucnguyenduy@gmail.comKhưu Văn NghĩaLê Quang ThủNguyễn Vũ Nhật ThànhTrang Nguyệt MinhPhạm Thị Minh HằngLê Ngọc TúPhan Trọng LânTrần Đại QuangNguyễn Đức TrúcTrần Phúc HậuNguyễn Vũ TrungNguyễn Vũ Thượng<p> <span class="fontstyle0">Viêm gan do vi rút là một gánh nặng y tế toàn cầu, có thể dẫn đến các bệnh lý gan nghiêm trọng, bao gồm xơ gan và ung thư gan. Một nghiên cứu cắt ngang đã thực hiện trên 7.290 người trưởng thành tại chín tỉnh Khu vực phía Nam (KVPN) từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2018. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn. Tỷ lệ hiện nhiễm HBV và từng nhiễm HCV lần lượt là 8,3% và 2,3%. Các yếu tố liên quan đến gia tăng tỷ lệ hiện nhiễm HBV bao gồm tuổi 30-39, trình độ học vấn thấp, tiền sử gia đình có người mắc bệnh gan, chưa tiêm ngừa HBV và có xăm trổ. Các yếu tố liên quan đến gia tăng tỷ lệ từng nhiễm HCV bao gồm tuổi ≥60, sống ở đồng bằng sông Cửu Long, từng nghe về HCV, nghỉ hưu và thu nhập cao. Các can thiệp y tế công cộng như mở rộng tiêm chủng, nâng cao nhận thức cộng đồng, và sàng lọc phát hiện sớm là cần thiết để giảm gánh nặng viêm gan B,C ở KVPN.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2020Sự hiểu biết và chấp thuận của cộng đồng khi phóng thả muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia để kiểm soát bệnh Sốt xuất huyết Dengue tại các tỉnh Tiền Giang và Bình Dương năm 20222024-10-31T11:24:20+07:00Diệp Thanh Hảidiepthanhhai@gmail.comPhạm Thị Ngọc UyênLương Chấn QuangLê Đăng NgạnQuách Hoàng MỹNguyễn Vũ Thượng<p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu khảo sát sự hiểu biết và chấp thuận của cộng đồng về việc thả muỗi vằn mang vi khuẩn </span><span class="fontstyle2">Wolbachia để </span><span class="fontstyle0">kiểm soát bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại Tiền Giang và Bình Dương. </span><span class="fontstyle2">Wolbachia </span><span class="fontstyle0">là vi khuẩn có khả năng làm giảm sự lây truyền của các vi rút nguy hiểm như Dengue, Zika, và Chikungunya. Khảo sát 2.162 người, chủ yếu từ 31 đến 70 tuổi và có trình độ học vấn khác nhau, kết quả có 98,3% người dân thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và 98,7% người dân thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đồng ý thả muỗi vằn mang vi khuẩn </span><span class="fontstyle2">Wolbachia </span><span class="fontstyle0">để giảm lây lan bệnh. Có đến 80,8% số người dân được khảo sát tin phương pháp này sẽ giúp giảm sự lây lan bệnh SXHD và các bệnh do muỗi truyền khác. Tuy nhiên, hiểu biết chi tiết về muỗi vằn mang vi khuẩn </span><span class="fontstyle2">Wolbachia </span><span class="fontstyle0">còn hạn chế và những người có trình độ học vấn cao hơn có kiến thức sâu hơn về tác dụng của phương pháp này. Nghiên cứu chỉ ra rằng với những hiểu biết và việc thả muỗi </span><span class="fontstyle2">Wolbachia </span><span class="fontstyle0">nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng. Đây là tiền đề quan trọng cho việc triển khai phương pháp này trong kiểm soát bệnh do muỗi truyền.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2021Xây dựng và áp dụng công nghệ ONT trong giải trình tự toàn bộ hệ gen vi rút Dengue2024-10-31T11:24:44+07:00Vũ Phạm Hồng Nhungnhungvph@pasteurhcm.edu.vnĐào Huy MạnhLê Minh HiếuHoàng Thị Như ĐàoHuỳnh Phương ThảoPhạm Thị Thu HằngNguyễn Minh ThiVũ Phạm Hồng ChâuNguyễn Thanh VũNguyễn Vũ TrungCao Minh Thắng<p> <span class="fontstyle0">Hiện nay, công nghệ giải trình tự thế hệ mới đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành công cụ quan trọng trong nghiên cứu y sinh. Giải trình tự thế hệ thứ 3 ứng dụng công nghệ Oxford Nanopore (ONT) với ưu điểm giải trình tự đoạn dài, chi phí thấp, và có thể thực hiện nghiên cứu ngay tại chỗ, đặc biệt ở những khu vực có nguồn lực hạn chế đã mở ra nhiều cơ hội mới trong nghiên cứu và giám sát bệnh mới nổi và tái nổi, đặc biệt là vi rút Dengue (DENV). Viện Pasteur TP. HCM đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc xây dựng và áp dụng giải trình tự ONT để giám sát dữ liệu SARS-CoV-2. Dựa trên những thành tựu đó, chúng tôi triển khai nghiên cứu xây dựng quy trình giải trình tự toàn bộ hệ gen DENV bằng mồi đặc hiệu, sử dụng công nghệ ONT. Quy trình bao gồm các bước thiết kế mồi, tách chiết RNA, chuẩn bị thư viện, giải trình tự trên thiết bị MinION Mk1C và phân tích kết quả bằng các phần mềm tin sinh học. Quy trình đã được đánh giá sơ bộ và kết quả bước đầu cho thấy trình tự của 16 mẫu nghiên cứu có độ phủ ngang từ 79% đến 99% hệ gen DENV với độ phủ sâu từ 59X đến 28295X.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2022Đặc điểm ổ bọ gậy nguồn của muỗi Aedes tại một số điểm điều tra ở tỉnh Kiên Giang, 2013 và 20232024-10-31T11:25:07+07:00Phạm Thị Thúy Ngọcngocpham1988@gmail.comLa Hoàng HuyLý Huỳnh Kim KhánhNgô Minh Danh<p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu nhằm xác định loại dụng cụ chứa nước chính mà muỗi </span><span class="fontstyle2">Aedes </span><span class="fontstyle0">sinh sản, phân tích sự biến động thành phần véc tơ </span><span class="fontstyle2">Aedes </span><span class="fontstyle0">dựa trên số liệu năm 2013 và năm 2023. Nghiên cứu thực hiện ở xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, và thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, điều tra 100 hộ gia đình/điểm vào tháng 10/2023 dựa trên danh sách hộ gia đình đã thu thập số liệu năm 2013. Kết quả cho thấy: tại xã Thổ Sơn, lăng quăng/nhộng </span><span class="fontstyle2">Aedes </span><span class="fontstyle0">tập trung ở lu dung tích trên 100L, chiếm 74,1% (năm 2013) và 45,6% (năm 2023). Tại thị trấn Kiên Lương, lăng quăng/nhộng tập trung ở các hồ vuông dung tích 500L, chiếm 76,9% (năm 2013), phuy chiếm 29,2%, và xô thùng chậu nhựa, chiếm 21,5% (năm 2023). Về thành phần véc tơ </span><span class="fontstyle2">Aedes</span><span class="fontstyle0">, tỷ lệ của </span><span class="fontstyle2">Aedes aegypti </span><span class="fontstyle0">có giảm, tỷ lệ của </span><span class="fontstyle2">Aedes albopictus </span><span class="fontstyle0">tăng lên. Các chỉ số lăng quăng: chỉ số nhà có lăng quăng (HI), chỉ số dụng cụ chứa nước có lăng quăng (CI), chỉ số chỉ số Breteau (BI) năm 2023 có giảm nhưng vẫn ở mức cao (BI>30), cho thấy nguy cơ bùng phát dịch còn tồn tại. Nghiên cứu kiến nghị thực hiện giám sát định kỳ để đánh giá sự thay đổi ổ bọ gậy nguồn theo thời gian.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2023Một số đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết dengue tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2010 - 2022 và một số yếu tố liên quan2024-10-31T11:25:31+07:00Ngô Thị Thu Huyềnngohuyen54@gmail.comPhạm Thị Thu ThảoLê Thị ThủyNguyễn Viết Điện<p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả đặc điểm dịch tễ sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong 13 năm (tháng 1/2010 – tháng 12/2022) và một số yếu tố liên quan đến tình trạng nặng của bệnh SXHD. Kết quả cho thấy SXHD là bệnh lưu hành phổ biến với 4 týp vi rút gây bệnh, týp DENV-1 chiếm ưu thế và là týp lưu hành cao tại tỉnh. Chu kỳ dịch SXHD là 3 năm, số ca bệnh tập trung vào mùa mưa, đạt đỉnh từ tháng 8 đến tháng 9. Số ca SXHD phân bố tại 8/8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh, ghi nhận cao nhất tại thành phố Vũng Tàu. Giới tính và tuổi có liên quan đến tình trạng nặng của bệnh SXHD. Nữ giới có tỷ lệ mắc SXHD nặng gấp 1,17 lần nam giới với KTC 95% (1,02-1,33). Nhóm tuổi từ 15 tuổi trở xuống có tỷ lệ mắc SXHD nặng gấp 2,76 lần nhóm trên 15 tuổi với KTC 95% (2,41-3,17). Các cơ sở điều trị cần ưu tiên theo dõi bệnh nhân SXHD là nữ giới và nhóm từ 15 tuổi trở xuống.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2025Ứng dụng thử nghiệm Comet phát hiện DNA tổn thương trên tế bào lymphocyte máu ngoại vi ở công nhân ngành gỗ phơi nhiễm formaldehyde2024-10-31T11:26:18+07:00Đỗ Thị Kim Yếnyendo87@gmail.comDương Ngọc DiễmVõ Quang ĐứcTrịnh Hồng LânNguyễn Thị Tuyết Thu<p> <span class="fontstyle0">Thử nghiệm sao chổi (Comet) là phương pháp đơn giản, linh hoạt, nhanh chóng và độ nhạy cao được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ tổn thương, sửa chữa DNA trong nhiều loại tế bào và mô. Tại Việt Nam, thử nghiệm Comet được ứng dụng để đánh giá tổn thương DNA tinh trùng trong điều trị vô sinh và chưa có nghiên cứu giám sát sinh học nào đánh giá tổn thương DNA trên các loại tế bào khác. Vì thế, nghiên cứu này tiến hành đánh giá thử nghiệm Comet trên tế bào lymphocyte máu ngoại vi khi tác động H</span><span class="fontstyle0">2</span><span class="fontstyle0">O</span><span class="fontstyle0">2 </span><span class="fontstyle0">trong điều kiện phòng thí nghiệm và bước đầu áp dụng trên các mẫu máu của công nhân ngành gỗ thường xuyên tiếp xúc với formaldehyde (hóa chất gây độc gen). Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa mẫu chứng âm (không tác động H</span><span class="fontstyle0">2</span><span class="fontstyle0">O</span><span class="fontstyle0">2</span><span class="fontstyle0">) và các mẫu chứng dương (có tác động H</span><span class="fontstyle0">2</span><span class="fontstyle0">O</span><span class="fontstyle0">2 </span><span class="fontstyle0">50 mM và 75 mM). Nghiên cứu cũng phân tích mức độ tổn thương DNA trên 20 đối tượng là công nhân ngành gỗ ở Bình Dương. Kết quả median (min-max) của hàm lượng DNA đuôi (%) là 8,80% (4,62-32,27%). Chúng tôi đã thực hiện thành công thử nghiệm Comet trên tế bào máu ngoại vi để có thể áp dụng đánh giá tổn thương DNA trên nhóm dân số tiếp xúc với các tác nhân gây độc gen.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2026Kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc-xin HPV của sinh viên nữ trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024 2024-10-31T11:26:42+07:00Nguyễn Ngọc Tuyềnngoctuyen.nguyen.668@gmail.comNguyễn Thị Ngọc Trinh<p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành nhằm đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về tiêm vắc-xin HPV của sinh viên nữ trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 319 sinh viên nữ khối Cử nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về HPV và vắc-xin HPV là 17,9%. Chỉ có 29,8% sinh viên có thái độ tích cực với vắc-xin HPV. Có 37,6% sinh viên đạt về thực hành tiêm vắc-xin HPV. Có 28,2% sinh viên đã tiêm đủ 3 mũi vắc-xin. Sinh viên có kiến thức đúng, có thái độ tích cực hoặc có người thân đã từng tiêm vắc-xin HPV thực hành đạt cao hơn so với nhóm sinh viên còn lạii, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Có sự khác biệt về thực hành đối với một số đặc điểm: ngành học của sinh viên, kinh tế gia đình, tiền sử mắc các bệnh liên quan đến HPV của người thân, p < 0,05. Rào cản chính khiến sinh viên chưa tiêm vắc-xin là do giá thành của vắc-xin. Cần tăng cường giáo dục sức khỏe cho sinh viên về vắc-xin HPV, đồng thời khuyến khích những người đã tiêm vắc-xin hoặc hiểu rõ lợi ích của vắc-xin vận động người thân và bạn bè tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh liên quan đến HPV.Cần chính sách hỗ trợ giảm giá thành vắc-xin HPV để sinh viên có cơ hội tiếp cận với vắc-xin, nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2027Báo cáo loạt ca uốn ván sơ sinh tại các tỉnh phía Nam năm 2023 2024-10-31T11:27:10+07:00Trương Công Hiếudr.hieupasteur@gmail.comTrương Thị Thùy DungHồ Vĩnh ThắngVõ Ngọc QuangChâu Văn LượmViên Đặng Khánh LinhNguyễn Thị HuyềnTrịnh Trung TrựcPhan Thị Quỳnh TrâmTrần Nhật QuỳnhPhạm Duy QuangLương Chấn QuangNguyễn Vũ Thượng<p> <span class="fontstyle0">Mặc dù Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh (UVSS) từ năm 2005, các ca bệnh vẫn xuất hiện rải rác. Tháng 7-8 năm 2023, bốn ca UVSS được ghi nhận tại Bình Phước (3 ca) và Bà Rịa-Vũng Tàu (1 ca), đe doạ thành quả này. Nghiên cứu này mô tả một số đặc điểm dịch tễ học, xác định các yếu tố nguy cơ và đánh giá thực hành tiêm chủng cũng như các đáp ứng tại các khu vực có ca bệnh. Hồ sơ bệnh án, phỏng vấn các bà mẹ, và khảo sát tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em < 4 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc có con < 2 tuổi được thực hiện. Các bà mẹ đều là dân tộc thiểu số (H'Mông, S’tiêng), làm công nhân cao su, sống xa trạm Y tế, không quản lý thai kỳ và không tiêm vắc xin phòng uốn ván (VXPUV) khi mang thai. Ba bà mẹ di cư từ miền Bắc, các trẻ đều sinh tại nhà với dụng cụ cắt rốn không vô khuẩn. Tại hai xã có ca bệnh ở Bình Phước, tỷ lệ sinh tại cơ sở y tế chỉ đạt 61,5% và 64,7%, trong khi tỷ lệ tiêm từ 2 mũi VXPUV là 33,3% và 60,0%. Đánh giá toàn diện hơn về tiêm chủng và các yếu tố nguy cơ của UVSS là cần thiết để đưa ra các biện pháp can thiệp hiệu quả.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2028 Sự hài lòng của khách hàng đến tiêm ngừa tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 2024-10-31T11:27:32+07:00Nguyễn Mộng Hoài Thuthunmh@pasteurhcm.edu.vnNguyễn Thị Thu ThủyNguyễn Thị Thu HườngNguyễn Thị Phương LanHoàng Tương GiaoHuỳnh Văn Bé PhươngLâm Mỹ LinhNguyễn Thị Sơn HàĐinh Văn ThớiNguyễn Minh Ngọc<p> <span class="fontstyle0">Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh là đơn vị tiêm chủng dịch vụ và triển khai các hoạt động y tế dự phòng. Nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiêm ngừa. Nghiên cứu thực hiện vào tháng 05/2024 với 196 đối tượng, đánh giá khả năng tiếp cận, sự minh bạch thông tin và thủ tục khám, tiêm ngừa, cơ sở vật chất, thái độ ứng xử của nhân viên y tế và kết quả cung cấp dịch vụ với mức từ (1) Rất không hài lòng/Rất kém đến (5) Rất hài lòng/Rất tốt. Tỉ lệ hài lòng với dịch vụ tiêm ngừa là 94,55%. Khả năng tiếp cận, sự minh bạch thông tin và thủ tục khám, tiêm ngừa, cơ sở vật chất có tỉ lệ hài lòng lần lượt là 83,67%, 97,08%, 90,91%. Thái độ ứng xử của nhân viên y tế và kết quả cung cấp dịch vụ chiếm tỉ lệ hài lòng cao hơn với 97,19% và 97,45%. Chắc chắn quay lại hoặc giới thiệu cho người khác đạt 88,78%. Sự đánh giá của khách hàng có ý nghĩa quan trọng để Viện Pasteur nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nghiên cứu cho thấy khách hàng hài lòng với dịch vụ tiêm ngừa nhưng còn nhiều yếu tố cần cải thiện để phục vụ khách hàng tốt hơn.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2029 Sự vận động thể lực theo khuyến cáo của WHO ở học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh năm học 2022 - 2023 và các yếu tố liên quan2024-10-31T11:27:54+07:00Phùng Quang Vinhvinhpq@pnt.edu.vnNguyễn Thị Ngọc TrinhTăng Kim Hồng<p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành nhằm xác định tỷ lệ vận động thể lực (VĐTL) của học sinh các trường trung học cơ sở (THCS) tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đạt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 403 học sinh các lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 tại một số trường THCS (công lập) ở TP. HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có thời gian VĐTL đạt theo khuyến cáo hơn 60%. Học sinh nam có tỷ lệ thời gian VĐTL đạt cao gấp 1,76 lần so với học sinh nữ (p = 0,001). Học sinh có cha thường xuyên vận động có thời gian VĐTL đạt cao gấp 1,36 lần (p < 0,001). Học sinh có mẹ thường xuyên vận động có thời gian VĐTL đạt cao gấp 1,34 (p < 0,001). Học sinh di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ có thời gian VĐTL đạt cao hơn 2 lần (p < 0,05). Học sinh thường xuyên tham gia hội thao có thời gian VĐTL đạt cao hơn (p < 0,001). Học sinh có người vận động cùng có thời gian đạt cao gấp 4,55 lần (p = 0,001). Khuyến khích cha mẹ, người thân, bạn bè cùng tham gia các hoạt động VĐTL cùng học sinh tạo môi trường có lối sống năng động, lành mạnh.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2030Xác định thành phần loài, mật độ của muỗi Anopheles và độ nhạy cảm với hoá chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau năm 20232024-10-31T11:28:18+07:00Phùng Thị Thanh Thúythuy.phung144@gmail.comGiang Hán MinhĐoàn Bình MinhMai Đình ThắngLê Tấn KiệtTrần Quang VũĐoàn Thị Yến Linh<p> <span class="fontstyle0">Nghiên cứu mô tả cắt ngang và thử nghiệm có đối chứng được tiến hành từ tháng 4 - 12/2023 tại xã Đông Hưng và Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá thành phần loài, mật độ muỗi Anopheles và độ nhạy cảm của </span><span class="fontstyle2">An. epiroticus </span><span class="fontstyle0">với hóa chất diệt côn trùng đang sử dụng trong chương trình phòng chống sốt rét. Kết quả thu thập được 789 mẫu muỗi Anopheles và 201 mẫu bọ gậy Anopheles gồm 3 loài là </span><span class="fontstyle2">An. epiroticus, An. nimpe </span><span class="fontstyle0">và </span><span class="fontstyle2">An. sinensis</span><span class="fontstyle0">. Trong đó, </span><span class="fontstyle2">An. epiroticus</span><span class="fontstyle0">, véc tơ chính truyền bệnh sốt rét, chiếm ưu thế với tỷ lệ 94,03% (714/789), sau đó là </span><span class="fontstyle2">An. nimpe </span><span class="fontstyle0">chiếm tỷ lệ 9,00% (71/789), </span><span class="fontstyle2">An. sinensis </span><span class="fontstyle0">chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,51% (4/789). Thành phần loài Anopheles tại Cà Mau tương đối ổn định qua các năm. Mật độ </span><span class="fontstyle2">An. epiroticus </span><span class="fontstyle0">thu thập ngoài nhà là 17,00 con/giờ/người, trong nhà là 11,50 con/giờ/người, soi trong nhà ngày 3,0 con/nhà, mật độ muỗi ngoài nhà cao gấp 1,48 lần trong nhà. Mật độ muỗi </span><span class="fontstyle2">An. epiroticus </span><span class="fontstyle0">tại xã Trần Thới cao gấp 3,38 – 4,00 lần, mật độ bọ gậy </span><span class="fontstyle2">An. epiroticus </span><span class="fontstyle0">cao gấp 3,5 lần tại xã Đông Hưng. Tại điểm nghiên cứu, muỗi </span><span class="fontstyle2">An. epiroticus </span><span class="fontstyle0">đã kháng với alphacypermethrin 0,08%, lambdacyhalothrin 0,05%, deltamethrin 0,05% và Permethrin 0,75% với tỷ lệ muỗi chết sau 24 giờ trong thử sinh học từ 47 – 89%, muỗi </span><span class="fontstyle2">An. epiroticus </span><span class="fontstyle0">vẫn nhạy với malathion 5%.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2031Đặc điểm các trường hợp nhập viện ở người lớn tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin trong đại dịch COVID-192024-10-31T11:29:06+07:00Dương Thị Huỳnh Maihuynhmaiyhdp14@gmail.comĐỗ Nông Xuân MaiLê Hải YếnNguyễn Trọng Toàn<p> <span class="fontstyle0">Một phân tích hồi cứu nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ các bệnh nhập viện dựa trên trên 461 báo cáo các trường hợp nhập viện trong một thử nghiệm lâm sàng (TNLS) vắc xin COVID-19, không liên quan đến vắc xin, tiến hành trên người lớn từ 09/2021 đến 01/2023. Nhập viện do COVID-19 chiếm cao nhất 192 ca (41,4%), nhóm bệnh tiếp theo bao gồm tiêu hóa (20,4%), tuần hoàn (15,9%), nhiễm trùng & ký sinh trùng (12%), tổn thương/ngộ độc (10,4%) và hô hấp (10,0%). Mô hình bệnh tật các trường hợp nhập viện do bất kỳ nguyên nhân nào, không liên quan đến vắc xin nghiên cứu, của tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ phản ánh tác động của đại dịch COVID-19. Các trường hợp nhập viện chủ yếu là bệnh lây, diễn tiến cấp tính, nhập viện cao vào thời điểm chuyển mùa. Có 15% ca nhập viện tại các cơ sở y tế ngoài tỉnh hoặc bệnh viện tư nhân. Hệ thống giám sát chủ động đã được chứng minh ưu việt qua kết quả phần lớn các ca nhập viện được phát hiện nhờ đội ngũ nghiên cứu viên (điện thoại viên, bác sĩ 24/7, quản lý đối tượng, nhóm nghiên cứu triển khai ngày khám), tỷ lệ bệnh nhân tự báo cáo ngay khi nhập viện chỉ chiếm 13%. Các nghiên cứu TNLS cần kết hợp nhiều kênh phát hiện, tăng tần suất nhắc nhở.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2032Khảo sát năng lực thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin giai đoạn 3 của một số đơn vị phía Trung và Nam Bộ2024-10-31T11:29:30+07:00Dương Thị Huỳnh Maihuynhmaiyhdp14@gmail.comLê Thị Tường VyĐinh Công PhoNguyễn Trọng Toàn<p> <span class="fontstyle0">Một khảo sát nhằm mô tả cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, khả năng tuyển mộ đối tượng và sử dụng các ứng dụng trực tuyến trong thu thập dữ liệu nghiên cứu, đáp ứng các quy định của Việt Nam và quốc tế về thực hành lâm sàng tốt (GCP), đã được thực hiện tại 04 đơn vị Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Nam, Kiên Giang, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Về cơ sở vật chất, tất cả đều đạt điểm tiêm chủng an toàn, khu triển khai thử nghiệm lâm sàng (TNLS) vắc xin, khu bảo quản sản phẩm nghiên cứu, bảo quản mẫu bệnh phẩm, khu lưu trữ hồ sơ. Cần chuẩn hóa, bổ sung một số nội dung về trang thiết bị chuyên dụng cho bảo quản nhiều chủng loại vắc xin. Có 03/04 đơn vị đáp ứng yêu cầu tham gia ngay vào một thử nghiệm lâm sàng vắc xin giai đoạn 3. Nguồn đối tượng tiềm năng luôn sẵn có trong dữ liệu tại y tế cơ sở và trường học. Việc thu thập, báo cáo trực tuyến trên thiết bị điện tử là khả thi. Khảo sát đánh giá năng lực các điểm nghiên cứu tiềm năng cho TNLS vắc xin hàng năm là cần thiết để có thể đáp ứng ngay các yêu cầu từ nhà tài trợ các TNLS.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2033Tỉ lệ thai phụ nhiễm vi rút viêm gan B được xét nghiệm định lượng HBV-DNA và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, 2021-20222024-10-31T11:29:52+07:00Vũ Nhật LinhNguyễn Thị Ngọc Trinhtrinhntn@pnt.edu.vnNguyễn Ngọc TuyềnTăng Kim Hồng<p> <span class="fontstyle0">Trẻ bị lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan B mạn tính khi lớn lên. Xét nghiệm phát hiện và theo dõi sự phát triển HBV trong thai kỳ là một biện pháp được công nhận hiệu quả trong việc phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con. Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỉ lệ thai phụ nhiễm HBV được định lượng HBV-DNA tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức trong năm 2021 - 2022, đối tượng là thai phụ > 18 tuổi, từ 24 – 28 tuần thai. Kết quả cho thấy 208/1978 (10,5%) thai phụ dương tính với HBsAg. Thai phụ dương tính với HBsAg đồng ý xét nghiệm định lượng HBV-DNA là 170/194 (87,6%). Thai phụ có nghề nghiệp là công nhân, làm thuê từ chối định lượng HBV-DNA cao gấp 5,23 lần so với nhóm làm cán bộ, nhân viên văn phòng (p < 0,05). Thai phụ có kiến thức không đạt về lây truyền từ mẹ sang con có xác suất từ chối định lượng HBV-DNA cao gấp 7,08 lần so với thai phụ có kiến thức đạt (p < 0,05). Cần đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ cho thai phụ về những lợi ích của việc sàng lọc và theo dõi tình trạng nhiễm HBV, cũng như điều trị cho các thai phụ để phòng ngừa tích cực việc lây truyền từ mẹ sang con.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2034Đánh giá độ đồng nhất và độ ổn định của bộ mẫu Ngoại kiểm vi rút cúm bằng phương pháp Realtime RT-PCR trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh2024-10-31T11:30:19+07:00Nguyễn Trung Hiếunguyentrunghieu204@yahoo.comNguyễn Thu NgọcPhạm Thị NhungNguyễn Thị Ngọc ThảoDương Minh HằngCao Minh Thắng<p> <span class="fontstyle0">Để tăng cường thực hiện các hoạt động giám sát cúm tại Việt Nam, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã phối hợp với CDC Hoa Kỳ triển khai giám sát ca bệnh cúm tại cơ sở khám chữa bệnh. Nhằm đánh giá chất lượng xét nghiệm được thực hiện tại các cơ sở, bộ mẫu ngoại kiểm vi rút cúm bằng phương pháp Realtime RT-PCR được Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị và phân phối đến các đơn vị. Bộ mẫu được chuẩn bị theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 17043:2011; chất lượng của bộ mẫu được đánh giá đáp ứng theo tiêu chuẩn ISO 13528:2022 với 2 chỉ tiêu quan trọng là độ đồng nhất và độ ổn. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tại phòng thí nghiệm trên các bộ mẫu đã được chuẩn bị, trong đó độ đồng nhất được đánh giá trên kết quả của 10 bộ mẫu, độ ổn định được đánh giá trên 3 bộ mẫu ở các điều kiện: đông và tan băng; sau khi bảo quản đông, mẫu được giữ ở 2 – 8</span><span class="fontstyle0">0</span><span class="fontstyle0">C trong 48 – 72 giờ (điều kiện vận chuyển). Kết quả cho thấy các bộ mẫu đạt tiêu chuẩn về độ đồng nhất. Độ ổn định duy trì sau 28 ngày nghiên cứu tại tất cả các điều kiện. Như vậy, bộ mẫu đạt yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 13528:2022 và có thể được sử dụng cho chương trình ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm xác định vi rút cúm trong thực tế.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2035Khảo sát đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin COVID-19 trên nhóm đối tượng nhân viên Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh từ 2021 đến 20232024-10-31T11:30:41+07:00Cao Minh Thắngthangcm@pasteurhcm.edu.vnĐào Huy MạnhDương Minh HằngHoàng Thị Như ĐàoVũ Phạm Hồng NhungHuỳnh Phương ThảoLê Minh HiếuNguyễn Hoàng QuânVũ Phạm Hồng ChâuTrương Thị Thùy DungTrần TônPhạm Duy QuangNguyễn Minh NgọcNguyễn Vũ ThượngNguyễn Vũ Trung<p> <span class="fontstyle0">Vắc xin COVID-19 đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh. Tại Việt Nam, giai đoạn đầu dịch do nguồn vắc xin khan hiếm và số ca bệnh tăng nhanh, vì vậy việc tiêm kết hợp các loại vắc xin được áp dụng phổ biến. Nhằm hiểu sâu hơn việc đáp ứng miễn dịch sau tiêm kết hợp vắc xin COVID-19, nghiên cứu này thực hiện cắt ngang mô tả, khảo sát nồng độ kháng thể kháng SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca và sau đó là Pfizer BioNTech trên 274 nhân viên Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 04/2021 đến 01/2023. Kết quả cho thấy kháng thể kháng SARS-CoV-2 đã được xác định trong huyết thanh một tháng sau khi tiêm mũi một (12,87 UI/mL) và tăng nhanh chóng sau khi tiêm mũi hai một tháng (159,61 UI/mL) và sau mũi ba một tháng (674,36 UI/mL). Nghiên cứu cho thấy tiêm 2 loại vắc xin COVID-19 có tạo đáp ứng miễn dịch cho cho đối tượng nghiên cứu.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2006Tổng quan về tiêm chủng vắc xin cúm ở người cao tuổi trên 65 và người có bệnh lý nền2024-10-31T11:15:07+07:00Nguyễn Thị Phương Lanphuonglannt85@gmail.comNguyễn Thị Thu HườngĐinh Văn ThớiNguyễn Minh Ngọc<p> <span class="fontstyle0">Cúm là bệnh lý có mức độ lây lan cao, có thể gây ra đại dịch và để lại các gánh nặng lớn cho y tế công cộng và kinh tế xã hội. Bệnh cúm có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Hiệu quả của vắc xin cúm đã được chứng minh, đặc biệt trên nhóm người có bệnh lý nền và người cao tuổi trên 65. Thực tế tỉ lệ tiêm ngừa cúm còn thấp đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Bằng phương pháp tổng quan tài liệu, nghiên cứu này tập trung vào hiệu quả, tính an toàn của các vắc xin cúm hiện có; tác động của tiêm phòng vắc xin cúm đối với người cao tuổi trên 65, người có bệnh lý nền (bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, đái tháo đường, bệnh lý gây suy giảm miễn). Bài tổng quan nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin cúm ở những người cao tuổi trên 65 và người có bệnh lý nền trong thực hành tiêm chủng, nâng cao nhận thức về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.</span></p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2007Tổng quan về gánh nặng bệnh tật, nguyên nhân, cơ chế, phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị nhiễm độc thần kinh do chì ở trẻ em2024-10-31T11:16:39+07:00Trần Thị Hồng Kimkimtth@pasteurhcm.edu.vnNguyễn Anh Duy<p> <span class="fontstyle0">Chì là kim loại có độc tính cao, tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, chủ yếu đến hệ thần kinh đang phát triển. Trẻ em chịu ảnh hưởng độc tính của chì cao hơn người lớn. Do tính tương đồng với các cation hóa trị hai như calcium, zinc, và magnesium nên chì gây cản trở các tín hiệu thần kinh và các cơ chế được điều hòa hoặc xúc tác bởi những cation này. Các tác động thần kinh của chì bao gồm tổn thương não, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn các vấn đề về hành vi, tổn thương thần kinh có thể gây nên bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, và tâm thần phân liệt khi trưởng thành. Xét nghiệm chì máu thường dùng để chẩn đoán nhiễm độc chì. Phương pháp điều trị là dùng các loại thuốc gắp chì nhưng ngăn ngừa tiếp xúc trực tiếp với chì là phương pháp tốt nhất nhằm tránh những hậu quả bệnh tật. Bài tổng quan cập nhật và đánh giá gánh nặng bệnh tật do nhiễm độc chì ở trẻ em, nguyên nhân và cơ chế nhiễm độc thần kinh của chì, phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị nhiễm độc chì.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025 https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/2008Viêm dạ dày ruột do vi rút rota sau uống vắc xin Rotavac và Rotasiil: Tổng quan hệ thống 2024-10-31T11:17:17+07:00Đinh Công Phodinhcongphohvqy@gmail.comSue Ann Costa ClemensNguyễn Trọng Toàn<p> <span class="fontstyle0">Hiện nay, có 4 loại vắc xin rotavirus được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chấp nhận. Trong đó, đối với hai loại vắc xin rotavirus mới được WHO chấp nhận là ROTAVAC và ROTASIIL, chưa có nhiều thông tin về thực trạng viêm dạ dày ruột do rotavirus sau khi sử dụng vắc xin. Vì vậy chúng tối tiến hành nghiên cứu với mục tiêu tổng quan về viêm dạ dày ruột do rotavirus trong nghiên cứu về hai loại vắc xin rotavirus trên. Chúng tôi đã tìm kiếm trên Medline (thông qua Pubmed), Cochrane và clinicaltrials.gov các nghiên cứu về ROTAVAC và ROTASIIL trong khoảng thời gian từ 2005 đến 12/2022. Kết quả cho thấy đối với bất kỳ bệnh viêm dạ dày ruột do rotavirus nào, trong năm đầu tiên theo dõi, tỷ số nguy cơ (RR) mắc bệnh sau uống ROTASIIL là 0,70 (KTC95%: 0,61 – 0,80) so với ROTAVAC là 0,66 (KTC95%: 0,54 – 0,80). Trong hai năm theo dõi, tỷ số nguy cơ (RR) mắc bệnh sau uống ROTASIIL là 0,78 (KTC95%: 0,71 – 0,85) và ROTAVAC là 0,66 (KTC95%: 0,67 – 0,75). Về thực trạng mắc viêm dạ dày ruột nặng do rotavirus, trong năm đầu tiên theo dõi, tỷ số nguy cơ mắc bệnh sau uống ROTASIIL là 0,51 (KTC95%: 0,33 – 0,81) và của ROTAVAC là 0,44 (KTC95%: 0,31 – 0,62). Trong hai năm theo dõi, tỷ số nguy cơ mắc bệnh sau uống ROTASIIL là 0,55 (KTC95%: 0,43 – 0,72) và ROTAVAC là 0,72 (KTC95%: 0,52 – 0,98). Từ kết quả trên cho thấy với thời gian theo dõi trong 2 năm, tỷ số nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột do rotavirus ở mức độ nặng và bất kỳ mức độ nào sau uống vắc xin ROTASIIL cao hơn ROTAVAC về. Tỷ số nguy cơ này sau hai năm theo dõi cũng cao hơn một năm.</span> </p>2025-01-05T00:00:00+07:00Bản quyền (c) 2025