@article{Hồng_Anh_Anh_Thanh_Dương_Hòa_2021, title={Đặc điểm dịch tễ học phân tử và di truyền gen VP1 của vi rút echo 18 gây bệnh tay chân miệng tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, năm 2016 - 2017}, volume={30}, url={https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/98}, DOI={10.51403/0868-2836/2020/98}, abstractNote={<p><span class="fontstyle0">Vi rút Echo 18 (E-18) là tác nhân vi rút đường ruột (VRĐR) thường gây bệnh viêm màng não nhưng gần đây được báo cáo gây bệnh Tay chân miệng (TCM) ở Trung Quốc. E-18 đột ngột được phát hiện trên các bệnh nhân TCM năm 2016 - 2017. Nhằm tìm hiểu các đặc điểm lưu hành, bệnh học và di truyền gen VP1 của tác nhân E-18 gây bệnh TCM chúng tôi tiến hành phân tích đặc điểm dịch tễ học phân tử và di truyền gen VP1 của E-18 phân lập từ bệnh nhân TCM tại một số tỉnh miền Bắc, năm 2016 - 2017. E-18 được phát hiện trên 3 mẫu năm 2016 và 6 mẫu năm 2017, tập trung ở bốn tỉnh Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Bình và Hà Giang. Độ tuổi mắc chính từ 24 - 35 tháng, chiếm 55,6%. Các ca mắc E-18 đều có biểu hiện điển hình của bệnh TCM ở thể nhẹ. Cây phát sinh chủng loại gen VP1 cho thấy, mẫu E-18 của Việt Nam đều thuộc phân nhóm gen 5-3, là phân nhóm gen lớn nhất, chứa các mẫu E-18 phân lập từ bệnh nhân viêm não/viêm màng não (VN/VMN) trên thế giới từ năm 2004 và từ bệnh nhân TCM ở Trung Quốc năm 2015 - 2016. Cần tiếp tục giám sát sự lưu hành E-18 trên cả bệnh nhân TCM và VN/VMN để hiểu hơn về sự thay đổi kiểu hình gây bệnh của vi rút.</span> </p>}, number={10}, journal={Tạp chí Y học Dự phòng}, author={Hồng, Tạ Thị Thu and Anh, Nguyễn Thế and Anh, Đào Thị Hải and Thanh, Nguyễn Thị Hiền and Dương, Trần Như and Hòa, Trần Thị Nguyễn}, year={2021}, month={tháng 4}, pages={71–83} }