@article{Xuân_Hà_Anh_Hùng_2021, title={Đặc điểm dịch tễ học tai nạn thương tích và thực trạng sơ cấp cứu bệnh nhân tai nạn thương tích điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019}, volume={31}, url={https://vjpm.vn/index.php/vjpm/article/view/65}, DOI={10.51403/0868-2836/2021/65}, abstractNote={<p><span class="fontstyle0">Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả một số đặc điểm dịch tễ học tai nạn thương tích (TNTT) và thực trạng sơ cấp cứu bệnh nhân tai nạn thương tích điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019. Thông tin số liệu được thu thập từ 340 hồ sơ bệnh án và phiếu điều tra TNTT theo chương trình phòng chống TNTT được lưu trữ tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu cho thấy TNTT chủ yếu gặp ở trẻ nam chiếm 66,8%, từ 1-4 tuổi (41,2%) và ở khu vực ngoại thành (57,7%). TNTT thường xảy ra tại nhà (60,6%) với nguyên nhân chủ yếu là do ngã (62,4%). Phần lớn trẻ không được sơ cứu tại chô (77,9%). Biện pháp sơ cứu chủ yếu là băng bó (77,3%) với người thực hiện là người thân của trẻ chiếm 60,0%. Tỷ lệ nạn nhân được đưa thẳng đến<br>Bệnh viện Trẻ em chiếm cao nhất là 67,6%. Phương pháp điều trị được áp dụng chủ yếu tại bệnh viện là thủ thuật với tỷ lệ 45,6% và phần lớn trẻ khỏi bệnh xuất viện (99,1%), chỉ có 0,6% trẻ bị tử vong. Như vậy, trẻ nam nhóm tuổi 1-4 là đối tượng hay gặp TNTT nhất và phần lớn trẻ không nhận được sơ cấp cứu tại chô.</span> </p>}, number={1}, journal={Tạp chí Y học Dự phòng}, author={Xuân, Trịnh Thanh and Hà, Trần Thị Thúy and Anh, Trần Thị Vân and Hùng, Nguyễn Quang}, year={2021}, month={tháng 1}, pages={303–311} }