Xu hướng nhiễm HIV và giang mai ở nhóm nam nghiện chích ma túy tại Việt Nam qua giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi, giai đoạn 2017 - 2021

Các tác giả

  • Phan Thị Thu Hương Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Hà Nội
  • Phạm Hồng Thắng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thanh Hà Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Hoàng Thị Thanh Hà Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Ngô Thị Hồng Hạnh Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Hoàng Lê Linh Ngọc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Thị Thu Phương Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Đỗ Minh Hiệp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Phan Đăng Thân Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Bùi Hoàng Đức Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Hà Nội
  • Đặng Đức Anh Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/891

Từ khóa:

HIV, giang mai, NCMT, giám sát trọng điểm HIV, 2017 - 2021, Việt Nam

Tóm tắt

Giám sát trọng điểm HIV (GSTĐ) hoặc giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành (GSTĐ+) vi được triển khai định kỳ hai năm một lần trên nhóm nam nghiện chích ma túy (NCMT) tại 20 tỉnh/thành phố nhằm mô tả chiều hướng nhiễm HIV, giang mai, các chỉ số hành vi nguy cơ và tiếp cận các dịch vụ về HIV/AIDS. Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu theo cụm - hai giai đoạn. Kết quả GSTĐ+ giai đoạn 2017 - 2021 cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nam NCMT vẫn duy trì ở mức độ cao 14,2% (2017), 13,0% (2019) và 12,3% (2021). Tỷ lệ hiện nhiễm giang mai thấp và thay đổi không đáng kể, 1,5% (2017), 1,5% (2019) và 1,3% (2021). Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong tháng qua giảm dần qua các năm, từ 5,4% năm 2017 xuống 1,7% năm 2021. Tỷ lệ đã từng tham gia điều trị Methadone đạt 40%. Tỷ lệ NCMT được xét nghiệm HIV trong 12 tháng qua giai đoạn 2017 - 2021 còn thấp chỉ đạt 50,7% (2017), 38,6% (2019), 40,8% (2021). Kết luận: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV duy trì mức cao, tỷ lệ nhiễm giang mai thấp nhưng chiều hướng nhiễm không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giai đoạn 2017 - 2021. Cần cải thiện và da dạng các chương trình dự phòng giúp phát hiện sớm người nhiễm HIV giang mai và đưa vào điều trị.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

20-12-2022

Cách trích dẫn

Hương, P. T. T. ., Thắng, P. H. ., Hà, N. T. T. ., Hà, H. T. T. ., Hạnh, N. T. H. ., Ngọc, H. L. L. ., Phương, N. T. T. ., Hiệp, Đỗ M. ., Thân, P. Đăng ., Đức, . B. H. ., & Anh, Đặng Đức . (2022). Xu hướng nhiễm HIV và giang mai ở nhóm nam nghiện chích ma túy tại Việt Nam qua giám sát trọng điểm HIV lồng ghép hành vi, giai đoạn 2017 - 2021. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(8 Phụ bản), 100–115. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/891

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 7 > >>