Thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2022

Các tác giả

  • Phan Thị Thu Hương Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, Hà Nội
  • Lê Thị Hương Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Minh Giang Trường Đại học Y Hà Nội
  • Hoàng Thị Hải Vân Trường Đại học Y Hà Nội
  • Đường Thị Ngoan Trường Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Thị Huyền Trang Trường Đại học Y Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/882

Từ khóa:

Trầm cảm, người nhiễm HIV/AIDS, Việt Nam

Tóm tắt

Bên cạnh việc tăng cường sức khỏe thể chất bằng điều trị thuốc ARV liên tục, suốt đời thì việc được chăm sóc, hỗ trợ sức khỏe tâm thần của người nhiễm HIV cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm và can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh. Bài tổng quan hệ thống này được thực hiện nhằm mô tả thực trạng trầm cảm và phân tích một số yếu tố liên quan của người bệnh nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2022. Qua tìm kiếm và phân tích 11 công trình nghiên cứu về thực trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan tại Việt Nam từ 2012 - 2022 cho thấy, tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân nhiễm HIV rất cao (trung bình trên 30%). Các yếu tố làm gia tăng tỉ lệ trầm cảm được báo cáo là sự kì thị, thu nhập thấp, công việc không ổn định, trạng thái lo âu và các yếu tố liên quan đến điều trị HIV/AIDS như đang điều trị bệnh khác, tác dụng phụ của thuốc ARV, các triệu chứng của bệnh HIV/AIDS. Nhận được sự hỗ trợ từ người thân, gia đình, cộng đồng và tuân thủ điều trị tốt là các yếu tố bảo vệ người bệnh nhiễm HIV/AIDS trước nguy cơ trầm cảm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

20-12-2022

Cách trích dẫn

Hương, P. T. T. ., Hương, L. T. ., Giang, L. M. ., Vân, H. T. H. ., Ngoan, Đường T. ., & Trang, N. T. H. . (2022). Thực trạng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(8 Phụ bản), 12–19. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/882

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>