Sự tái nổi kiểu gen vi rút Rota G1P[8] ở Nam Định năm 2020 - 2021 không có nguồn gốc từ vắc xin

Các tác giả

  • Phạm Thị Phương Thảo Trung Tâm Nghiên cứu Sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Hà Nội
  • Lê Thị Khánh Ly Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Chử Thị Ngọc Mai Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Lại Tuấn Anh Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nam Định
  • Lê Thị Phương Mai Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Tự Quyết Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Vũ Đình Thiểm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Đăng Hiền Trung Tâm Nghiên cứu Sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Hà Nội
  • Nguyễn Thuý Hường Trung Tâm Nghiên cứu Sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Hà Nội
  • Đặng Đức Anh Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
  • Nguyễn Vân Trang Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/842

Từ khóa:

Rotavirus, G1P[8], vi rút rota có nguồn gốc vắc xin

Tóm tắt

Vi rút Rota G1P[8] là một trong các kiểu gen phổ biến trên thế giới. Cho đến 2013 chủng G1P[8] có tỷ lệ lưu hành cao nhất trước khi chủng G3 trở nên phổ biến từ 2015 - 2016. Ba vắc xin phòng vi rút Rota cấp phép tại Việt Nam đều là vắc xin sống, giảm độc lực, chứa thành phần G1 và P[8]. Nghiên cứu này nhằm theo dõi sự lưu hành của kiểu gen G1P[8] từ 2016 - 2021 và đánh giá mối liên quan giữa việc tái xuất hiện của kiểu gen này với việc sử dụng vắc xin Rotavin-M1 ở tỉnh Nam Định. Bằng phương pháp RT-PCR với mồi đặc hiệu, chúng tôi phát hiện kiểu gen G1P[8] với tỷ lệ cao 23,2% từ 6/2020 - 5/2021 sau 4 năm hiếm gặp (tỷ lệ phát hiện 0 - 2,4%). Phân tích độ tương đồng trình tự gen VP4 (876bp) và VP7 (1062bp) và cây phát sinh chủng loại cho thấy các chủng phát hiện được ở thời điểm này thuộc GI-dòng II và P[8] - dòng III, khác với chủng vắc xin Rotavin-M1, Rotarix và Rotateq. Các chủng này khác biệt 2 - 3 axit amin với Rotavin-M1 và Rotateq trong vùng gen VP7; khác 2 - 4 axit amin với Rotavin-M1 và Rotarix trong vùng gen VP4. Kết quả cho thấy chủng G1P[8] đang phổ biến ở Nam Định không có nguồn gốc từ vắc xin. Cần tiếp tục theo dõi sự lưu hành của kiểu gen G1P[8] này trong tương lai.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

18-11-2022

Cách trích dẫn

Thảo, P. T. P. ., Ly, L. T. K. ., Mai, C. T. N. ., Anh, L. T. ., Mai, L. T. P. ., Quyết, N. T. ., Thiểm, V. Đình ., Hiền, N. Đăng ., Hường, N. T. ., Anh, Đặng Đức ., & Trang, N. V. . (2022). Sự tái nổi kiểu gen vi rút Rota G1P[8] ở Nam Định năm 2020 - 2021 không có nguồn gốc từ vắc xin. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(7), 60–71. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/842

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 6 > >>