Chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm y tế quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

Các tác giả

  • Đào Thị Thanh Nga Trung tâm Y tế quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Lê Bảo Châu Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội
  • Phạm Thị Ngọc Bích Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Tây Ninh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/808

Từ khóa:

Chất lượng cuộc sống, điều trị methadone, Thành phố Hồ Chí Minh, thang đo WHOQoL-BREF

Tóm tắt

Bên cạnh những chỉ số sức khoẻ, chất lượng cuộc sống (CLCS) của người điều trị methadone là một trong những chỉ số thể hiện chất lượng và hiệu quả của chương trình điều trị cai nghiện bằng methadone. Tỷ lệ bỏ trị ở người điều trị methadone tại Trung tâm y tế (TTYT) quận Tân Bình là hơn 10% (báo cáo năm 2021). Nghiên cứu cắt ngang sử dụng thang đo WHOQoL BREF được thực hiện trên 230 người đang điều trị methadone giai đoạn duy trì nhằm mô tả CLCS của họ và một số yếu tố liên quan tại TTYT quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Kết quả điểm CLCS của người điều trị methadone là 64,6 ± 9,8 điểm, điểm CLCS các lĩnh vực sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, mối quan hệ xã hội và môi trường sống tương ứng là 68,3 ± 11,1 điểm, 66,3 ± 11,9 điểm, 59,1 ± 13,5 điểm và 65 ± 10,5 điểm. CLCS của người điều trị methadone thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm dưới 40 tuổi, chưa kết hôn hoặc đã li dị, không có việc làm và thu nhập bình quân ít hơn 2 triệu đồng, nhiễm HIV, mắc viêm gan, mắc bệnh mạn tính. Cần tăng cường truyền thông và hỗ trợ cho nhóm người điều trị methadone dưới 40 tuổi, thất nghiệp hoặc thu nhập thấp và mắc các bệnh mạn tính nhằm nâng cao CLCS.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

04-10-2022

Cách trích dẫn

Nga, Đào T. T. ., Châu, L. B. ., & Bích, P. T. N. . (2022). Chất lượng cuộc sống của người đang điều trị methadone và một số yếu tố liên quan tại Trung tâm y tế quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(6), 152–160. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/808

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả