Căng thẳng ở nhân viên y tế thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân làm nhiệm vụ ở các cơ sở cách ly các ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội và một số yếu tố liên quan, năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/804Từ khóa:
Căng thẳng, Nhân viên y tế, COVID-19, cách lyTóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả thực trạng căng thẳng ở nhân viên y tế thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân làm nhiệm vụ ở các cơ sở cách ly các ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội và một số yếu tố liên quan, năm 2022. Nghiên cứu được thực hiện tại các cơ sở cách ly ca nhiễm COVID-19 thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân tại Hà Nội, từ tháng 10/2021 đến tháng 05/2022. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang được áp dụng với 300 đối tượng tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ căng thẳng của các đối tượng nghiên cứu là 43,7%. Các yếu tố liên quan tới tình trạng căng thẳng là nhóm tuổi > 30 tuổi (OR = 2,26, 95%CI = 1,42 – 3,62), nữ giới (OR = 2,46, 95%CI =1,54 - 3,93), là bác sĩ (OR = 2,89, 95%CI = 1,05 – 7,94), có thời gian làm việc trên 1 tháng (OR = 7,37, 95% CI = 4,38 – 12,41), ít bộc lộ cảm xúc (OR = 5,26, 95%CI = 3,13 – 9,09), không linh hoạt trong điều chỉnh cảm xúc (OR = 6,67, 95%CI = 3,85 – 12,5). Vì vậy, cần có những kế hoạch phân ca làm việc hợp lý, kèm theo các can thiệp cải thiện và giải tỏa khả năng điều chỉnh cảm xúc của các nhân viên y tế.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.