Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và kết quả điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng năm 2019 – 2020
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/757Từ khóa:
Viêm phổi cộng đồng, trẻ sơ sinh, vi khuẩn, kháng sinhTóm tắt
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và kết quả điều trị viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) ở
trẻ sơ sinh tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ ngày 1/1/2019 đến ngày 31/12/2020. Nghiên cứu mô tả hồi cứu 260 trường hợp trẻ sơ sinh VPCĐ có kết quả cấy dịch tỵ hầu mọc vi khuẩn gây bệnh tại bệnh viện
Trẻ em Hải Phòng từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2020. Trong các loại tác nhân gây bệnh, vi khuẩn Gram dương chiếm đa số (67,3%). Các vi khuẩn thường gặp nhất là S. aureus (60,4%), H. influenzae (12,3%), M. catarrhalis (7,7%) và S. pneumoniae (6,5%). Đa số các chủng S. aureus còn nhạy cảm với một số loại kháng sinh như amikacin (99,4%), vancomycin (96,8%), ciprofloxacin (82,7%) nhưng đã kháng lại các kháng sinh như penicillin (96,1%) và amoxicillin/acid clavulanic (80,8%). Đa số các chủng H. influenzae còn nhạy cảm với meropenem (93,8%), vancomycin (93,8%) và các cephalosporin thế hệ 3 và kháng lại cotrimoxazol (80%), ampicilin/sulbactam (96,9%) và azithromycin (71%). Có 6,5% số ca bệnh nặng cần chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. VPCĐ ở trẻ sơ sinh vẫn là một vấn đề đòi hỏi sự nỗ lực để giảm tỉ lệ điều trị thất bại và giảm nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.