Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lao phổi không tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng, năm 2020

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Trang Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
  • Vũ Hoàng Đại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/748

Từ khóa:

Lao phổi, nội soi phế quản ống mềm, genexpert, cấy MGIT, Bệnh viện Phổi Hải Phòng

Tóm tắt

Lao phổi khó chẩn đoán nếu không tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm. Những trường hợp này không được
điều trị thì bệnh lao sẽ tiếp tục lây cho cộng đồng. Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi được chẩn đoán nhờ nội soi phế quản ống mềm lấy bệnh phẩm tìm vi khuẩn lao tại bệnh viện Phổi Hải Phòng năm 2020. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu để thu thập các thông tin chung, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của 75 bệnh nhân lao phổi không tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm bằng soi đờm trực tiếp và genexpert. Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi nhờ tìm thấy vi khuẩn lao trong dịch phế quản qua nội soi. Kết quả cho thấy thời gian chẩn đoán bệnh trước 2 tháng chiếm 76%. Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ. Tổn thương Xquang mức độ nhẹ chủ yếu là thâm nhiễm, nốt; ít tổn thương xơ, vôi. Hình ảnh nội soi phế quản chủ yếu là viêm tăng tiết, viêm xung huyết, chít hẹp, viêm mủ. Tỷ lệ xét nghiệm dịch phế quản MTB dương tính bằng genexpert chiếm 89,3%; cấy MGIT chiếm 84,0%. Nghiên cứu gợi ý nên sử dụng nội soi phế quản để phát hiện lao phổi trong trường hợp không tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

29-06-2022

Cách trích dẫn

Trang, N. T. ., & Đại, V. H. . (2022). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân lao phổi không tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm tại Bệnh viện Phổi Hải Phòng, năm 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(5), 60–65. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/748