Kiểu huyết thanh và tính nhạy cảm kháng sinh của Salmonella enterica (không thương hàn) trong môi trường nước tại An Giang năm 2020
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/732Từ khóa:
Salmonella, serovar, kháng kháng sinh, môi trường nướcTóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định sự hiện diện, đặc điểm kiểu huyết thanh (serovar), tính nhạy cảm kháng sinh
của Salmonella enterica trong môi trường nước tại An Giang năm 2020. Nghiên cứu cắt ngang trên 126
mẫu nước sông, nước rạch, nước sinh hoạt và nước đá thu thập tại tỉnh An Giang trong năm 2020. Kết
quả nuôi cấy phát hiện có sự nhiễm Salmonella enterica sub. enterica (không thương hàn) trên nhóm
mẫu nước sông rạch, nước sinh hoạt và nước đá với tỷ lệ tương ứng là 15,7% (11/70), 25,0% (7/28) và
14,3% (4/28). Bằng kỹ thuật ngưng kết kháng huyết thanh kết hợp PCR xác định kháng nguyên H đã xác
định trong 22 chủng Salmonella phân lập được phân bố gồm 9 serovar, phổ biến là các serovar Blockley
(45,5%, 10/22), Mim và Infantis (mỗi serovar 13,6%, 3/22). Sử dụng kỹ thuật đĩa khuếch tán (riêng sử dụng
Etest cho ciprofloxacin) với 14 loại kháng sinh đã xác định được các chủng kháng với ciprofloxacin (13,6%,
3/22) và ceftriaxone (23,3%, 6/22), là các kháng sinh đang được khuyến cáo sử dụng điều trị nhiễm trùng
Salmonella. Các chủng đa kháng kháng sinh chiếm 31,8% (7/22). Sự hiện diện của các chủng Salmonella
enterica sub. enterica trong môi trường nước và tính kháng kháng sinh của chúng là vấn đề cần được quan
tâm để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.