Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác nhân vi sinh của các trường hợp viêm phổi bệnh viện điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
DOI:
https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/718Từ khóa:
antibiotic resistance, viêm phổi bệnh viện, tác nhân vi sinh, kháng kháng sinhTóm tắt
Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là một trong những loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, kéo dài thời gian nằm viện và tăng gánh nặng chi phí cho người bệnh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 37 ca VPBV từ tháng 01 tới tháng 04 năm 2022 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM nhằm mục tiêu mô tả
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tác nhân vi sinh của các trường hợp VPBV tại Bệnh viện. Tuổi trung
bình của người bệnh là 61,1 với 54,1% nam giới; 70,3% nằm tại Khối Hồi sức. Thời gian trung bình mắc
VPBV từ lúc nhập viện là 18,25 ngày. Phần lớn người bệnh đều mắc các bệnh mạn tính, gồm bệnh tim
mạch, bệnh thận, đái tháo đường, bệnh phổi, ung thư, bệnh gan. Hầu hết người bệnh có thở máy xâm lấn (64,9%). Đa phần người bệnh có triệu chứng sốt, và tăng nhu cầu thông khí. Tổn thương thường gặp trên phim phổi là tổn thương mô kẽ, tổn thương dạng kính mờ, và thâm nhiễm. Tỷ lệ VPBV có chẩn đoán căn nguyên vi sinh là 70,3%, với 24 ca (64,8%) vi khuẩn đa kháng. Các vi khuẩn kháng đa số các loại kháng sinh thường sử dụng. Acinetobacter baumannii có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất. Cần có sự theo dõi và đánh giá liên tục người bệnh nguy cơ cao và kiểm soát sử dụng kháng sinh.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.