Huy động cộng đồng và xã hội hóa phòng chống véc tơ truyền bệnh
Tóm tắt
Huy động cộng đồng là nền tảng lâu bền của phòng chống sốt xuất huyết dengue vì bệnh do muỗi truyền này lan truyền theo muỗi Aedes sinh sống trong nhà người dân. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy cả mô hình từ trên xuống và mô hình từ dưới lên nếu thực hiện đơn lẻ đều không bền vững. Việt Nam đã có rất nhiều thành công trong các chương trình huy động cộng đồng ở cấp độ xã/phường. Tuy nhiên ở các cấp độ cao hơn về phạm vi địa lý như huyện, tỉnh thì rất khó bền vững vì quản lý và điều hành chương trình cộng đồng rất tốn công sức và tài chính. Từ năm 1999 đến 2020, dự án phòng, chống sốt xuất huyết quốc gia đã thực hiện hợp phần cộng đồng này trên diện rộng với nhiều khó khăn và khó duy trì kinh phí cho hệ thống cộng tác viên và các hoạt động tại cấp độ cộng đồng và gia đình. Câu hỏi đặt ra là nguồn lực nào và cơ chế nào có thể thực hiện phòng chống véc tơ tại các hộ gia đình trong bối cảnh không có chương trình phòng chống sốt xuất huyết Quốc gia? Câu trả lời vẫn là phải huy động cộng đồng nhưng cần xã hội hóa cùng với sự kết hợp công tư. Bài viết này xin được đề cập tới vấn đề huy động cộng đồng trong phòng chống sốt xuất huyết trong vòng 30 năm qua và xu hướng xã hội hóa trên toàn cầu trong thế kỷ 21.
Tải xuống
Tải xuống
Đã Xuất bản
Cách trích dẫn
Số
Chuyên mục
Giấy phép
Giấy phép xuất bản số: 150/GP-BTTTT cấp ngày 8/5/2014;
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 322/GP-BTTTT cấp ngày 15/6/2016.