Tình hình đề kháng kháng sinh trên các tác nhân gây bệnh tại ba bệnh viện thuộc tỉnh Khánh Hòa, 2020

Các tác giả

  • Dương Nữ Tường Vy Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa
  • Nguyễn Đắc Thuận Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa
  • Đoàn Đức Tuấn Bệnh viện Bình Dân, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Lương Kỷ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa
  • Nguyễn Thu Dung Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
  • Nguyễn Đức Thanh Châu Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
  • Nguyễn Thị Diệu Hương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Thành phố Hồ Chí Minh

DOI:

https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/584

Từ khóa:

Kháng sinh, kháng kháng sinh, nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng thuốc

Tóm tắt

 Kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Trong đó Việt Nam là một trong
những quốc gia phải chứng kiến mối đe dọa ngày càng tăng của kháng kháng sinh. Nghiên cứu trên 574
hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đã xuất viện năm 2020 tại 03 bệnh viện thuộc tỉnh Khánh Hòa, nhằm mô tả
tình hình đề kháng kháng sinh trên các tác nhân gây bệnh. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện
chiếm 4%, các yếu tố nguy cơ gây mắc nhiễm khuẩn bệnh viện bao gồm: Nhóm tuổi, thời gian nằm viện
và thủ thuật xâm lấn (p < 0,05). Vi khuẩn phân lập được tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Khánh Hòa và
Ninh Hòa: E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất (28,1% và 30,2%), thấp nhất là Acinetobacter spp (2,3%). BVĐK khu
vực Cam Ranh Enterobacter spp chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%) và thấp nhất là Acinetobacter spp (14,3%).
Tại 3 bệnh viện, Acinetobacter spp kháng 100% với đa số các loại kháng sinh. Tuy nhiên, tại BVĐK khu vực Ninh Hòa và Cam Ranh Acinetobacter spp nhạy với Amikacine, Imipenem, Ciprofloxacin. E. coli: Kháng > 70% với Ampicillin và nhóm Cephalosporin thế hệ 3; nhạy > 92% với Amikacin và nhóm Carbapenem.

Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Đã Xuất bản

26-04-2022

Cách trích dẫn

Vy, D. N. T. ., Thuận, N. Đắc ., Tuấn, Đoàn Đức ., Kỷ, N. L. ., Dung, N. T. ., Châu, N. Đức T. ., & Hương, N. T. D. . (2022). Tình hình đề kháng kháng sinh trên các tác nhân gây bệnh tại ba bệnh viện thuộc tỉnh Khánh Hòa, 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng, 32(2), 50–58. https://doi.org/10.51403/0868-2836/2022/584

Số

Chuyên mục

Bài báo nghiên cứu gốc

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.